Giá dầu thế giới chốt phiên 9/3 giảm do lo ngại về suy thoái
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 9/3, khi các nhà giao dịch tập trung vào các rủi ro suy thoái.
Giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng Tư tới giảm 94 xu Mỹ, hay 1,23%, xuống chốt phiên ở mức 75,72 USD/thùng tại New York.
Giá dầu Brent giao tháng Năm tới giảm 1,07 USD, hay 1,29%, xuống 81,59 USD/thùng tại London.
Giá dầu giảm sau khi số liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 4/3 vừa qua vượt dự báo.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Giá vàng trên thị trường thế giới đi lên khi đồng USD yếu
Giá vàng thế giới kỳ hạn tăng trong phiên 9/3 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, khi đồng USD xuống giá.
Giá vàng giao tháng 4/2023 tăng 16 USD, hay 0,88%, lên mức 1.834,6 USD/ounce khi chốt phiên.
Bộ Lao động Mỹ ngày 9/3 công bố báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này trong tuần kết thúc ngày 4/3 tăng 21.000, lên 211.000. Đây là lần đầu tiên trong 8 tuần con số này vượt mức 200.000 và điều này đã hỗ trợ giá vàng.
Các nhà đầu tư đang chờ báo cáo việc làm sẽ được công bố trong ngày 10/3.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Thị trường dầu mỏ bị phân mảnh do tác động của xung đột ở Ukraine
Hơn 1 năm kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thị trường dầu mỏ thế giới ngày càng trở nên phân mảnh và không chắc chắn, có thể khiến giá dầu thô tăng trong dài hạn.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn tới việc Nga cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt cho một số quốc gia châu Âu và khiến những nước này bị phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Mỹ và các nước Trung Đông.
Sự thay đổi này giúp Trung Quốc và Ấn Độ có thể tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga, trong khi những nước từ chối mua dầu thô của Nga phải trả thêm phí để nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Phố Wall giảm điểm trước khi Mỹ công bố báo cáo việc làm
Ba chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall giảm điểm khi đóng cửa phiên giao dịch 9/3, với lực cản lớn nhất thuộc về nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, khi các nhà đầu tư lo ngại báo cáo việc làm tháng 2/2023 có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ.
Kết thúc phiên này, chỉ số tổng hợp S&P 500 mất 72,63 điểm, tương đương 1,82%, xuống 3.919,38 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 234,95 điểm, tương đương 2,03%, còn 11.341,05 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 534,19 điểm, tương đương 1,63%, xuống 32.264,21 điểm.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Hai thương hiệu vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh phiên cuối tuần
Mở cửa phiên sáng nay (10/3), hai thương hiệu vàng trong nước điều chỉnh đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá tại các ngân hàng thương mại lại giảm.
Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Phú Quý giao dịch vàng từ 66-66,70 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.
Công ty Phú Quý niêm cũng tăng 100.000 đồng/lượng, hiện doanh nghiệp này niêm yết giá vàng SJC từ 65,95-66,65 triệu đồng/lượng.
Trong tuần, với 3 phiên tăng giá và 2 phiên đi xuống, so với phiên đầu tuần giá vàng SJC vẫn giảm 150.000 đồng/lượng. Tuy vậy, chênh lệch chiều mua vào/bán ra giữ quanh 700.000 đồng/lượng, giảm 100.000 đồng mỗi lượng so với tuần trước.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus