Từng là công ty bán dẫn lớn nhất thế giới, thống trị toàn ngành chip, Intel hiện có quy mô chỉ bằng một phần ba mươi so với Nvidia theo vốn hóa thị trường, nhỏ hơn cả Qualcomm, Broadcom, Texas Instrument và AMD. Theo các nhà phân tích, chuỗi sai lầm của Intel bắt nguồn từ văn hóa doanh nghiệp hình thành từ nhiều thập kỷ – luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Vận Mệnh Của Hai “Ông Lớn” Công Nghệ
Năm 2005, trí tuệ nhân tạo vẫn còn là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, các giám đốc của Intel đã đứng trước một quyết định quan trọng có thể đã thay đổi vận mệnh của Intel hiện tại. Ông Paul Otellini, Giám đốc điều hành của Intel thời điểm đó, từng đề xuất với hội đồng quản trị việc mua Nvidia, một công ty mới nổi ở Thung lũng Silicon nổi tiếng với các chip được sử dụng cho đồ họa máy tính. Chi phí cho thỏa thuận này là 20 tỷ USD. Tuy nhiên, hội đồng quản trị Intel đã phản đối.
Giờ đây, sau gần 20 năm, Nvidia đã trở thành ông vua chip AI và là một trong những tập đoàn có giá trị nhất thế giới, trong khi Intel, từng là siêu cường bán dẫn, đang chao đảo và vật lộn trong cuộc này. Giá trị thị trường chứng khoán của Nvidia, trong nhiều năm chỉ bằng một phần nhỏ của Intel, hiện đã hơn 3 nghìn tỷ USD, thậm chí mới đây giá trị Nvidia đã vượt qua Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Ngược lại, giá trị vốn hóa của Intel chỉ còn dưới 100 tỷ USD – khoảng 1/30 giá trị Nvidia. Doanh thu Intel đã giảm hơn 30% từ năm 2021 đến năm 2023.
Mải Chạy Đua “Bảo Vệ” Trụ Cột Doanh Thu
Theo các cuộc phỏng vấn với hơn hai chục cựu giám đốc, giám đốc hội đồng quản trị và nhà phân tích ngành của New York Times, Intel đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, thực hiện những quyết định sai lầm và lỗ hổng trong quản trị.
Các giám đốc điều hành của Intel từng nói đùa rằng công ty là “sinh vật đơn bào lớn nhất hành tinh”, một thế giới khép kín biệt lập. Intel đã phí phạm vị thế dẫn đầu và bỏ qua những thay đổi lớn trong kiến trúc bán dẫn để tập trung thương mại những gì mình có.
Các khoản đầu tư vào thiết kế chip mới hơn luôn phải xếp sau việc bảo vệ và mở rộng trụ cột kiếm tiền của công ty – các thế hệ chip PC, được gọi là kiến trúc x86. “Công nghệ đó là viên ngọc quý của Intel – độc quyền và rất có lợi nhuận, và họ sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để duy trì điều đó”, giáo sư kỹ thuật điện James Plummer tại Đại học Stanford và là cựu giám đốc của Intel cho biết. Chính điều này đã khiến Intel rơi vào tình thế như hiện nay.
Bỏ Lỡ Những Làn Sóng Cơ Hội
Sau khi hủy bỏ thương vụ mua lại Nvidia, Intel chuyển sang dự án nội bộ mang tên Larrabee, do Pat Gelsinger lãnh đạo. Dự án này tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong 4 năm với hy vọng củng cố vị thế của Intel. Tuy nhiên, Larrabee không thành công do chậm tiến độ và hiệu suất đồ họa kém, dẫn đến việc Intel phải hủy bỏ dự án vào năm 2009, chỉ vài tháng sau khi Gelsinger từ chức để trở thành CEO của EMC. Dù vậy, Gelsinger vẫn tin rằng Larrabee có thể đã thành công nếu nhận được thêm sự kiên nhẫn và đầu tư.
So Sánh Hiệu Suất Giữa Intel và Nvidia
Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa Intel và Nvidia, ta có thể xem xét một số chỉ số tài chính quan trọng:
Vốn hóa thị trường (Market Cap):
- Nvidia: Hơn 3.000 tỷ USD, tăng trưởng 2700% trong 5 năm.
- Intel: Dưới 100 tỷ USD, tăng trưởng -60% trong 5 năm.
Tỷ lệ P/E :
- Nvidia: Khoảng 50.
- Intel: Khoảng 7.
Doanh thu Lũy kế 12 tháng:
“Cá Nhanh Nuốt Cá Chậm”
Cuộc chiến giữa Intel và Nvidia không chỉ là câu chuyện về hai công ty công nghệ hàng đầu mà còn là bài học về tầm quan trọng của việc đổi mới và thích ứng với xu hướng thị trường. Khi mà Nvidia đang nắm giữ vị thế vững chắc trong lĩnh vực AI, Intel lại đang phải vật lộn để tìm lại ánh hào quang một thời. Với những thách thức lớn từ thị trường và nội bộ, tương lai của Intel còn nhiều điều chưa chắc chắn, trong khi Nvidia tiếp tục thăng hoa trên con đường phát triển bền vững.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.