Giá dầu thế giới tăng 5 USD/thùng trước kế hoạch cấm dầu Nga của EU
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch 4/5, khi Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch loại bỏ dần dầu nhập khẩu từ Nga, làm dấy lên lo ngại về sự thắt chặt hơn nữa của thị trường.
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 5,17 USD, hay 4,9%, lên 110,14 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 5,4 USD, hay 5,3%, và đóng phiên ở mức 107,81 USD/thùng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Giá vàng thế giới giảm sau quyết định tăng lãi suất của Fed
Giá vàng kỳ hạn tại sàn COMEX của thị trường New York giảm trong phiên giao dịch 4/5 sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Cụ thể, giá vàng giao tháng 6/2022 giảm 1,8 USD (0,1%) đóng cửa ở mức 1.868,8 USD/ounce.
Ngày 4/5, Fed đã tăng phạm vi lãi suất cơ bản gấp hai lần quy mô của một đợt tăng lãi suất thông thường, trong bối cảnh cơ quan này “chạy nước rút” để vượt qua vấn đề lạm phát gia tăng tại Mỹ.
Cụ thể, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – Hội đồng gồm các quan chức Fed phụ trách chính sách tiền tệ – đã tăng lãi suất thêm 0,5% lên phạm vi mục tiêu 0,75% đến 1%. Ngân hàng Trung ương Mỹ đã không tăng lãi suất quá 0,25% kể từ tháng 5/2000.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Ông Putin ký sắc lệnh về thủ tục tạm thời thực hiện nghĩa vụ tài chính
Ngày 4/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về thủ tục tạm thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quan hệ doanh nghiệp với một số chủ nợ nước ngoài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về thủ tục tạm thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quan hệ doanh nghiệp với một số chủ nợ nước ngoài. Văn kiện đã được công bố trên Cổng công báo chính thức ngày 4/5.
Cụ thể sắc lệnh cho phép trả các khoản nợ của Nga, các chủ thể và thành phố tự trị cũng như của người dân của Nga bằng đồng ruble.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Thương mại khởi sắc, xuất khẩu của Việt Nam 4 tháng tăng hơn 16%
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng, kết quả xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm đem lại nhiều tín hiệu tích cực không chỉ cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 cộng với chi phí vận chuyển tăng cao… nhưng xuất khẩu vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam 4 tháng vừa qua.
Đáng chú ý, không chỉ nhóm công nghiệp chế biến, các nhóm hàng xuất khẩu khác cũng duy trì tăng trưởng ở mức cao, tạo đà giúp xuất siêu được nới rộng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Báo Đức đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc sau đại dịch COVID-19
Báo Finanzmarktwelt của Đức đăng bài viết nhấn mạnh kinh tế Việt Nam, bao gồm ngành sản xuất, ngoại thương và du lịch nội địa đều “bùng nổ,” nhiều DN quốc tế muốn chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Giờ đây, quốc gia Đông Nam Á này đã mở cửa hoàn toàn, cả với du khách nước ngoài. Dù biến thể Omicron vẫn còn lây lan rộng, song Việt Nam đã chọn cách sống chung an toàn với dịch COVID-19.
Theo bài viết, trong tháng Ba vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với tổng trị giá 67,37 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 34,71 tỷ USD, vượt kỷ lục trước đó đạt được vào tháng 7/2021.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus