Nhìn Lại Thị Trường Năm 2022: Các Sự Kiện Kinh Tế Toàn Cầu (Phần II)

2022-12-09 | Nhìn Lại Thị Trường 2022 ,Tin Mới Nhất ,Tin Nổi Bật

Trong phần 1, chúng ta đã bàn luận về chiến tranh Nga-Ukraine, các đợt tăng lãi suất của Fed, khủng hoảng đồng yên Nhật cùng các sự kiện kinh tế trọng điểm khác trong năm 2022. Trong bài viết lần này, hãy cùng đi sâu vào phân tích các nhân tố quan trọng tác động đến toàn cảnh thị trường tài chính toàn cầu. 

7. Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Lớn Do Chính Phủ Trung Quốc Điều Hành Đã Bị Huỷ Niêm Yết Khỏi Hoa Kỳ Và Chuyển Đến Hồng Kông 

Vào tháng 8 năm nay, 5 doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc – China Life Insurance, Sinopec, PetroChina, Aluminium Corporation of China (Chalco) và Shanghai Petrochemical – tuyên bố sẽ tự nguyện nộp đơn xin hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). 

Nguyên nhân của sự cố này nhiều khả năng bắt nguồn từ việc thông qua Đạo luật về Trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp nước ngoài (“HFCAA”) bởi Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 2020. Đạo luật này yêu cầu các công ty niêm yết tại khu vực Hoa Kỳ phải đương đầu với việc bị buộc hủy niêm yết nếu không cung cấp đầy đủ các giấy tờ kiểm toán cho Mỹ trong vòng ba năm liên tiếp. 

Vào thời điểm hiện tại, hàng trăm công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen để tiến hành hủy niêm yết. 

Ngay từ năm 2021, ba nhà vận hành lớn là China Mobile, China Unicom và China Telecom đã bị hủy niêm yết khỏi NYSE. Đó là chưa kể đến việc 5 doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đã chủ động hủy niêm yết khỏi NYSE. Chính chuỗi sự kiện trên đã làm thị trường dấy lên lo ngại rằng chứng khoán Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết trên diện rộng tại Hoa Kỳ. 

Theo một số nhà phân tích, 5 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ sở hữu mức ADR tương đối thấp. Chính vì thế, ngay cả khi các doanh nghiệp trên bị hủy niêm yết tại Mỹ, tác động cũng sẽ không quá sâu rộng. Bên cạnh đó, các công ty được niêm yết trên cả thị trường chứng khoán hạng A tại Trung Quốc và Hồng Kông, nên việc huỷ niêm yết khỏi thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động tài chính tiếp theo. 

Và vì các công ty được niêm yết trên cả thị trường chứng khoán loại A tại Trung Quốc và Hồng Kông, nên việc họ rời khỏi thị trường Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động tài chính tiếp theo. Nói đi cũng phải nói lại, việc huỷ niêm yết là một dấu hiệu cho thấy sự tập trung cao độ vào mối quan hệ an ninh tài chính giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Ngay cả vậy, việc mất cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội kết nối với một lượng vốn lớn. 

Theo đó, nguồn vốn để mua vào cổ phiếu Trung Quốc ở các thị trường trên chắc chắn sẽ giảm. Đồng thời, điều này nhiều khả năng sẽ tạo thêm sức ép lên giá của cổ phiếu trong ngắn hạn. Chính vì thế, các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến những rủi ro xoay quanh các biến động mới nhất liên quan đến giá cổ phiếu.  

8. Thời Tiết Khắc Nghiệt Tại Nhiều Khu Vực Trên Thế Giới 

Kể từ đầu năm nay, thời tiết đã dần trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết tại nhiều khu vực khác nhau trên khắp thế giới. Trên thực tế, điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế của nhiều người.  

Đặc biệt, vào mùa hè năm nay, những đợt nắng nóng khủng khiếp đã chính thức càn quét tại nhiều quốc gia. Một số tỉnh và khu vực tại Trung Quốc đã trải qua đợt nắng nóng cao điểm với nhiệt độ cao nhất bắt đầu từ ngưỡng 40°C trở lên trong vài ngày liên tiếp. 

Trung tâm Khí tượng Quốc gia thuộc Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) đã ban hành báo động đỏ ở cấp độ quốc gia đầu tiên liên quan đến vấn đề này, trong bối cảnh mực nước của sông Dương Tử đang tiếp tục cạn kiệt. 

Châu Âu và Mỹ cũng không thoát khỏi đợt nắng nóng kỷ lục trong năm nay. Trong thời gian này, nhiều khu vực ở châu Âu đã liên tiếp hứng chịu thời tiết nắng nóng kỷ lục, cũng như những cơn cháy rừng thường xuyên. Bên cạnh đó, nước Mỹ đang phải gồng mình đối mặt với tiết trời khô hạn trong suốt nhiều ngày liên tiếp.  

Nhiệt độ cao kỷ lục cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể, ngưỡng nhiệt độ cao khiến người dân chi trả tiền điện nhiều hơn. Điều này không chỉ đặt ra thách thức đối với cơ cấu nguồn năng lượng vốn đã hạn chế tại châu Âu, mà còn là nhân tố khiến tình trạng lạm phát khó lòng giảm thiểu được trong thời gian ngắn.  

Trên thực tế, châu Âu đã phát triển kế hoạch giảm khí thải carbon vào năm ngoái. Tuy nhiên, hậu khủng hoảng năng lượng, nhiều quốc gia trong khu vực đã phải tạm dừng kế hoạch trung hoà carbon và thay vào đó, là tăng nhu cầu đối với những nguồn năng lượng truyền thống. 

Tình hình thời tiết khắc nghiệt đích thực đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như an ninh về môi trường trong tương lai của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, xu hướng biến động về giá của các mặt hàng nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng thường xuyên hơn bởi tình hình thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế, cổ phiếu “năng lượng mới” có thể sẽ mang ý nghĩa phát triển chiến lược lâu dài cho các nhà đầu tư. 

9. Châu Âu Rơi Vào Suy Thoái, Đồng Euro Chìm Trong Khủng Hoảng 

Cuộc chiến Nga-Ukraine vào hồi đầu năm đã châm ngòi cho chuỗi khủng và thách thức tại khu vực châu Âu trong năm nay. 

Khủng Hoảng Năng Lượng: 

Châu Âu từ lâu đã phải phụ thuộc vào Nga cho nguồn cung năng lượng giá rẻ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nga-Ukraine chính thức bùng nổ, các nước châu Âu đã lần lượt nối gót Mỹ và áp đặt loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga. Điều này khiến nguồn cung năng lượng giá rẻ của Nga khó thâm nhập vào thị trường chung châu Âu. 

Vào tháng 9, nhiều bên đã nghi ngờ rằng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị phá huỷ. Cũng chính vì điều này mà cấu trúc năng lượng vốn đã hạn chế của châu Âu cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng. 

Bên cạnh đó, đợt nắng nóng khủng khiếp tại châu Âu vào mùa hè năm nay đã làm cho nhu cầu năng lượng tại khu vực này tăng lên đáng kể. Trong khi đó, mùa đông được dự báo sẽ bị bao trùm bởi thời tiết giá buốt khắc nghiệt. 

Châu Âu đang nỗ lực không ngừng nhằm tích trữ năng lượng khí đốt tự nhiên, cũng như thúc đẩy trợ cấp tài chính năng lượng để đối phó với mùa đông. Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích khẩn cấp trong thời gian ngắn. Vấn đề dài hạn cần suy xét đến là sự hạn chế về cấu trúc năng lượng tại châu Âu.  

Lạm Phát 

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến nhiều chính phủ ở khu vực chung châu Âu liên tục tăng các khoản chi tiêu tài khóa, từ đó khiến giá mua năng lượng, đặc biệt là giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh. Chính vì thế, người dân bị buộc phải chi trả mức hóa đơn năng lượng cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm tình hình lạm phát châu Âu càng thêm phần nghiêm trọng. 

Chi phí năng lượng tăng cao đã và đang đẩy lạm phát lên mức đỉnh điểm. Theo lẽ thông thường, việc đẩy giá năng lượng lên cao đã kéo theo sự tăng lên đồng loạt của chi phí sản xuất công nghiệp, cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. Tất cả đã góp phần mang đến một bức tranh có phần ảm đạm về nền kinh tế châu Âu.  

Khủng Hoảng Liên Quan Đến Tỷ Giá Hối Đoái: 

Chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bất lợi, nền kinh tế châu Âu đã bị trì trệ trong một thời gian dài. Niềm tin của người tiêu dùng cũng đang duy trì ở mức thấp. Trong khi đó, sự biến động về chính trị của Vương quốc Anh và việc tăng lãi suất của đồng đô la Mỹ đã khiến cả thế giới được một phen chao đảo. 

Cuối cùng, niềm tin của thị trường vào nền kinh tế trong khu vực đồng euro đã dần suy giảm, từ đó gây ra sự thoái trào về tỷ giá của đồng euro.  

Với tình hình hiện tại, dương như không có giải pháp nào khả thi để đương đầu với các cuộc khủng hoảng của châu Âu trong ngắn hạn. 

10.  Thủ Tướng Anh Chính Thức Từ Chức 

Kể từ khi cựu Thủ tướng Anh Truss nhậm chức vào tháng 9 năm nay, đồng bảng Anh, Vương quốc Anh và cả thị trường chứng khoán Anh đã đồng loạt lao dốc. Các nhân tố trên đã khiến Truss từ chức chỉ sau sáu 6 tuần tại vị, khiến bà trở thành Thủ tướng có thời gian tại vị ngắn nhất trong lịch sử nước này. 

Không lâu sau đó, Sunak – cựu bộ trưởng tài chính Anh được đề bạt để thay thế cho Cựu Thủ tướng Truss. Có thể nói, đằng sau sự từ chức của Truss là cả một nền kinh tế đang trong thời kỳ thoái trào.  

Trước cuộc khủng hoảng năng lượng được gây ra bởi chiến tranh Nga-Ukraine trong năm nay, giá năng lượng đã tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát tồi tệ hơn nữa tại Anh. Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương Anh đã phải liên tục tăng lãi suất. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, Truss đã phớt lờ tình trạng lạm phát và tiếp tục đưa ra các biện pháp kích thích tài khóa nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. 

Chính động thái trên đã khiến những nỗ lực tăng lãi suất vào trước đó của Ngân hàng Trung ương Anh trở thành cát bụi. Như một lẽ tất yếu, tình hình lạm phát của Anh càng thêm trầm trọng hơn.  

Đó là chưa kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lãi suất kho bạc 10 năm tại Anh Quốc. Điều này đã khiến giá trái phiếu của chính phủ Anh giảm mạnh, từ đó khiến thị trường bán tháo chìm trong hoảng loạn. 

Theo phản ứng dây chuyền, thị trường đang dần mất niềm tin vào nền kinh tế Anh. Chính vì thế, các thương vụ bán tài sản của Anh, tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh và thị trường chứng khoán Anh đang càng giảm kịch liệt hơn. 

Sau khi Truss từ chức, Sunak – Thủ tướng mới được bổ nhiệm sẽ phải đối đầu với một nước Anh đang gặp nhiều thách thức về kinh tế. Trong giai đoạn này, Sunak vẫn chưa công bố chi tiết về chính sách kinh tế trong vai trò là thủ tướng. Tuy nhiên, trước mắt, vấn đề tiên quyết vẫn là ổn định nền kinh tế và thực hiện các chính sách tài khóa một cách thận trọng. 

11. Nhiều Doanh Nghiệp Công Nghệ Tại Mỹ Đang Ghi Nhận Làn Sóng Sa Thải Mạnh Mẽ 

Sau hơn nửa năm giằng co, cuối cùng người giàu nhất thế giới – Elon Musk đã hoàn tất thương vụ mua lại “gã khổng lồ công nghệ” – Twitter của Mỹ vào cuối tháng 10 năm nay và chính thức trở thành CEO mới của hãng. 

Tuy nhiên, ngay sau khi thu mua thành công Twitter, Elon Musk đã ngay lập tức bắt đầu sa thải một số lượng lớn nhân viên. Chỉ tính riêng trong email nội bộ của công ty vào ngày 4 tháng 11 năm 2022, Elon Musk đã trực tiếp sa thải gần 3,700 nhân viên Twitter. 

Làn sóng sa thải nhân viên tại Twitter đã châm ngòi cho sự cắt giảm nhân sự trên diện rộng tại Thung lũng Silicon. Meta, công ty mẹ của “gã khổng lồ” mạng xã hội Facebook và Instagram, cũng tuyên bố cắt giảm 11,000 việc làm, tương đương với khoảng 13% lực lượng lao động. Trong khi đó, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon cũng công bố kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn việc làm. 

Lý do đằng sau làn sóng sa thải nhân công tại các doanh nghiệp công nghệ ở Thung lũng Silicon chủ yếu là do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, cùng nhu cầu tiêu dùng đang suy giảm. Chính điều này khiến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên trở nên không mấy khả quan, và bắt buộc họ phải “ra tay” với đội ngũ nhân viên nội bộ. 

Trong trường hợp làn sóng sa thải nhân công tại các doanh nghiệp công nghệ ở Mỹ vẫn tiếp tục không suy giảm, đây nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy các đợt tăng lãi suất liên tiếp của Cục Dự trữ Liên bang Fed đang dần phát huy hiệu quả. 

Mặt khác, nếu làn sóng sa thải dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng hơn nữa trong tương lai, đây có thể là hồi chuông cảnh tỉnh Fed về tình hình suy thoái hiện tại, từ đó thúc đẩy cơ quan này thay đổi chính sách tài khoá sao cho phù hợp nhất với thực tiễn. 

12. Quá Trình Phá Sản Của Sàn Giao Dịch FTX:  “Thời Khắc Lehman” Của Tiền Điện Tử 

Vào tháng 11 năm nay, FTX, sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ ba thế giới, đã tuyên bố phá sản. Đây đích thực là một cú sốc lớn cho thế giới tiền điện tử cùng các nhà đầu tư. Bởi thế, không quá khó hiểu khi giá Bitcoin, Ethereum cùng hàng loạt các đồng tiền điện tử hàng đầu khác đồng loạt lao dốc.  

Sự việc bắt đầu nổ ra khi một bài báo trực tuyến đã chỉ ra rằng một quỹ phòng hộ tiền điện tử có tên là Alameda Research đang nợ một khoản khổng lồ. Cụ thể, khoản nợ lên đến 8 tỷ đô la, và bất ngờ hơn khi 6 tỷ đô la trong số 14.6 tỷ đô la tài sản của quỹ trên đến từ FTT – một mã thông báo do sàn giao dịch FTX phát hành. 

Cả FTX và Alameda Research đều được thành lập bởi Sam Bankman-Fried, hay còn được gọi là SBF. Vì vậy, khoan bàn đến 6 tỷ đô la tài sản đang sở hữu, thị trường đang đặt dấu chấm hỏi lớn về khả năng trả nợ của sàn FTX. 

Trong bối cảnh thị trường càng trở nên hoài nghi, các chủ nợ bắt đầu yêu cầu Alameda Research trả nợ thông qua việc bán khoản tiền điện tử hiện có. Theo lẽ dĩ nhiên, điều này đã làm giảm niềm tin của thị trường vào FTX. Một số nhà đầu tư, trong đó có Zhao Changpeng – Giám đốc điều hành của Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, đã bắt đầu rút tiền khỏi FTX. Cuối cùng, giá của đồng điện tử FTT đã giảm thảm hại 90% chỉ trong vòng 3 ngày!  

Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng SBF đang sử dụng tiền của người dùng FTX để tài trợ cho thương vụ trả nợ của Alameda. Không biết thực hư nguồn tin này ra sao, tuy nhiên, người dùng FTX được một phen hoang mang, và thị trường đang tháo chạy nhanh chóng khỏi FTX. Đây là nguyên nhân khiến sàn giao dịch này tuyên bố phá sản vào ít lâu sau đó.  

Nhìn lại thương vụ phá sản của FTX, bản chất của vấn đề này nằm ở sự thiếu kiểm soát của toàn bộ hệ thống. Việc thiếu các chế tài của chính phủ trong lĩnh vực tiền điện tử đã làm nổi bật bản chất “phi tập trung” của các sàn giao dịch tiền điện tử như FTX. Tuy nhiên, bản chất “tập trung” của các sàn giao dịch tiền điện tử lại là nhân tố nên được nêu bật. 

Bài phân tích và đánh giá thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2022 đến đây là kết thúc. Tuy nhiên, tốc độ giao dịch trên thị trường vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Chính vì thế, giải pháp lý tưởng nhất cho các nhà đầu tư là hãy học hỏi các kinh nghiệm giao dịch trước đây, từ đó, đề xuất phương hướng giao dịch đúng đắn trong thời gian sắp đến để tận hưởng những trải nghiệm đầu tư tuyệt vời! 

| Về Doo Prime                

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi                  

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán         

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.           

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.                     

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.                     

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.                     

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:                    

Điện thoại:                    

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199                    

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241                    

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415                      

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539           

Email:                   

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: vn.support@dooprime.com                     

Hỗ Trợ Khách Hàng: vn.sales@dooprime.com              

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                    

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                    

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                    

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                    

Tuyên Bố Rủi Ro                      

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                      

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                 

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm            

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

IconBrandElement

IconBrandElement