Chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa ở mức cao vượt trội, kết thúc với mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ năm 2020.
Thu nhập cao hơn mức dự kiến từ những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple, Amazon và Alphabet được ghi nhận sau khi bản công bố báo cáo thu nhập và hướng dẫn vượt mức mong đợi ban đầu.
Nhìn chung, mùa thu nhập diễn ra khá ổn định khi 75% công ty thuộc S&P 500 báo cáo kết quả tốt hơn dự kiến so với ước tính.
Điều này đã khiến thị trường thay đổi trọng tâm chú ý, thay vì chỉ tập trung vào mỗi dữ liệu lạm phát ở mức cao hơn như trước đó.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân mà Cục Dự trữ Liên bang Fed tận dụng để gây tác động đến mục tiêu giảm lạm phát, đã tăng 1% so với một tháng trước đó và tăng 6.8% kể từ tháng 6 năm 2021. Theo đó, mức tăng hàng năm trên được đánh giá mức lớn nhất trong vòng 40 năm.
Trong tuần, chỉ số Dow tăng gần 3%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 4.3% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 4.7%.
Dưới đây là các mức đóng cửa vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 7 năm 2022: –
Mức cuối | Thay đổi | % Thay đổi | |
Dow Jones | 32,845.13 | +315.50. | +0.97% |
S&P 500 | 4,130.29. | +57.86. | +1.42% |
Nasdaq Comp | 12,390.69. | +228.10. | +1.88% |
U.S. 10Y | 2.65% | ||
VIX | 21.33 | -1.00 | -4.48% |
Vào thứ Tư, Fed đã tăng lãi suất chuẩn của Hoa Kỳ lên 75 điểm cơ bản, trong phạm vi từ 2.25% đến 2.5%. Powell chia sẻ rằng cơ quan này có khả năng tăng lãi suất lên mức cao hơn nữa tùy thuộc vào hoạt động của nền kinh tế.
Ông cho biết “Giả sử một mức tăng lãi suất cao bất thường khác được đưa ra trong cuộc họp tiếp theo của chúng tôi thì đó hẳn là một quyết định phụ thuộc vào dữ liệu,” Powell nói. “Thị trường lao động đang vận hành cực kỳ chặt chẽ và lạm phát hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát.”
Thị trường đánh giá rằng tất cả các bình luận của Powell đều khá ôn hoà và có khả năng giúp các ngành phục hồi trên diện rộng sau thông báo trên.
Như đã đề cập trong các bài bình luận trước đó, thị trường muốn đạt được đà tăng cao hơn và bỏ qua cơ hội tăng 75 điểm cơ bản vào trước đó, tuy nhiên không thể làm ngơ trước tình hình lạm phát kỷ lục trong thời điểm hiện tại.
Đặc biệt, dữ liệu thu nhập đầy mạnh mẽ từ các hãng công nghệ lớn đã đưa thị trường thoát khỏi xu hướng giảm giá mà chúng ta đã chứng kiến trong năm nay.
Vấn đề chúng ta cần nhìn nhận ở đây là Fed sẽ không lấy làm vui khi nền kinh tế không đủ chững lại để giảm lạm phát. Trong một diễn biến khác, Fed có khả năng tác động ngược trở lại thị trường để tiếp tục giữ vững báo cáo thu nhập với những con số đáng hứa hẹn như hiện tại.
Tuy nhiên, các đợt bán dường như đã dần cạn và khó có thể chứng kiến một sự đảo ngược trong đợt tăng gần đây, trừ khi thị trường sở hữu một vài tin tức có ảnh hưởng thật tiêu cực. Hoặc Fed sẽ tiếp tục nâng mức lãi suất trong những phiên họp sắp tới.
Một số người xem rằng đợt phục hồi trên đang hoạt động có phần hơi quá trớn. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang chứng kiến hiện tại là việc thị trường quay ra mua bắt đáy khi cổ phiếu giảm mạnh.
Nguồn: CBOE, Bloomberg
Bài bình luận này được viết bởi James Gomes.
James đã làm việc trong ngành tài chính hơn 30 năm và gần đây nhất đã làm việc cho một ngân hàng lớn của Hoa Kỳ trong hơn 20 năm.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai. Đầu tư vào một số dịch vụ nhất định nên được thực hiện dựa trên mức ký quỹ hoặc đòn bẩy, trong đó những biến động tương đối nhỏ trong giá giao dịch có thể có tác động đáng kể hoặc không tương xứng đến khoản đầu tư của khách hàng. Do đó, khách hàng nên sẵn sàng chịu tổn thất khi sử dụng các phương thức giao dịch trên.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
[Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm]
Thông tin trên được cung cấp đến công chúng chỉ với mục đích duy nhất là đưa tin và KHÔNG đóng vai trò là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc lời chào mua hoặc bán bất kỳ sản phẩm tài chính nào. Tài liệu trên được soạn không phải là bản tham khảo hoặc sự cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính cụ thể nào của người đọc. Bất kỳ giá trị nào liên quan đến sự dịch chuyển của một sản phẩm tài chính trong quá khứ sẽ không được coi là chỉ báo đáng tin cậy về dự báo hướng đi của chính sản phẩm tài chính đó trong tương lai. Doo Prime và công ty mẹ, chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như nhà quản lý không đại diện hoặc bảo đảm đối với thông tin được hiển thị. Đồng thời, các chủ thể trên sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như cấp quản lý sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ rủi ro giao dịch, lãi hoặc lỗ phát sinh từ bất kỳ khoản đầu tư nào của cá nhân hoặc khách hàng.