Đương Đầu Với Cuộc Chiến Nga-Ukraine – Điều Gì Đang Xảy Đến Với Thị Trường & Nền Kinh Tế?

2022-04-15 | Chiến Tranh Nga-Ukraine ,Hàng Hóa ,Kim Loại Quý

Cuộc chiến Nga-Ukraine

Vào ngày 24 tháng 02 năm 2022, cả thế giới đã chứng kiến cảnh Nga xâm lược quốc gia láng giềng của mình – Ukraine. Nhiều ngày sau khi công nhận các vùng lãnh thổ ly khai, Nga đã tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. 

Cuộc xâm lược bắt đầu trên lãnh thổ Donbas, tại miền đông của Ukraine. Volodymyr Zelenskyy – tổng thống Ukraine đã tuyên bố thiết quân luật ở Ukraine, và sau đó chính thức cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với chính quyền Putin. 

Có thể nói, diễn biến này xảy ra hệt như một cuộc chiến tranh lạnh trong thời kì hiện đại – và kéo theo đó là những hệ lụy trên cả thị trường tài chính và thương mại. 

Điều Gì Đã Xảy Ra Sau Khi Nga Tiến Hành Cuộc Xâm Lược Toàn Diện Vào Ukraine 

Nga-Ukraine 1
1. Quốc Tế Công Nhận Donetsk Và Luhansk Là Hai Quốc Gia Độc Lập  

Vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, Bang Duma của Nga đã thông qua một dự luật chính thức công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk ở miền Đông Ukraine là các quốc gia độc lập. Dự luật trên đã được Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn. 

Ông Putin nhấn mạnh rằng việc công nhận các khu vực do lực lượng dân sự kiểm soát ở miền đông Ukraine là một quốc gia có liên quan đến an ninh thế giới và châu Âu. Bởi lẽ, việc sử dụng Ukraine như một công cụ để đối đầu với chính quyền Putin là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nga.  

Ngay sau đó, các bên đã nhanh chóng thể hiện nhiều động thái khác nhau. Tổng thống Mỹ Biden, Thủ tướng Đức Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành điện đàm nhằm thảo luận về cách điều phối các bước tiếp theo nhằm đối phó với nước đi của Nga. 

Nhà Trắng cho biết Biden đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Zelensky để nhắc lại cam kết của Mỹ đối với vấn đề “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine. Theo hướng đi này, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga vào ngày 21 tháng 2 và cảnh báo rằng nước này sẽ chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung nếu cần thiết. 

2. Cuộc Chiến Hạt Nhân Trên Mặt Trận Tài Chính: Nga Bị Loại Khỏi SWIFT   

Vào tối ngày 26 tháng 2 năm 2022, Nhà Trắng đã ra một tuyên bố công bố “các biện pháp trừng phạt tàn khốc” đối với Nga, cùng với Pháp, Đức, Ý, Anh và Canada loại bỏ một số ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). 

Sau khi lệnh tuyên bố trên được ban hành, đồng rúp ngay lập tức lao dốc 28%. Như vậy, sự cố Iran năm 2018 như được tái diễn một lần nữa – khi các tổ chức tài chính của Iran đã bị “đá” ra khỏi hệ thống SWIFT do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đổi lại, quyết định trên đã khiến thương mại của nước này với EU giảm mạnh 85% trong năm kế tiếp. Thêm vào đó, tổng GDP giảm từ mức 453.996 tỷ xuống còn 258.245 tỷ, ngưỡng được xem như một thảm họa. 

Nga-Ukraine 2
3. Putin Ký Lệnh Thanh Toán Bằng Đồng Rúp, Nga Xem Xét Việc Sử Dụng Bitcoin Để Thanh Toán Dầu Và Khí Đốt 

Vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, Putin thông báo rằng Nga sẽ thực hiện “Lệnh thanh toán bằng đồng rúp” đối với khí đốt tự nhiên vào ngày 1 tháng 4 năm 2022. “Để mua khí đốt của Nga, các quốc gia và khu vực “thiếu thiện chí” phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga.” Nếu người mua từ chối thanh toán theo cách này, Nga sẽ coi như người mua đã vi phạm hợp đồng và mọi hậu quả sẽ do người mua gánh chịu. Về phía Nga, nước này sẽ tiến hành làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt tự nhiên trong trường hợp trên. 

“Nếu việc thanh toán không được hoàn thành (bằng đồng rúp), chúng tôi sẽ coi đó là hành vi vi phạm hợp đồng của người mua và họ sẽ chịu mọi hậu quả sau đó. Hợp đồng hiện tại sẽ bị chấm dứt,” ông nói. 

Năng lượng của Nga chiếm một phần đáng kể trong nhu cầu năng lượng của các nước châu Âu. Điều này thể hiện qua việc Liên minh châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga, và hợp đồng được thanh toán bằng đồng euro và đô la. 

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2022, Putin đã ký một sắc lệnh quyền tổng thống rằng các quy tắc mới về việc thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp cho “các quốc gia và khu vực thiện chí” có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2022. 

Theo tài liệu được công bố trên trang web của Điện Kremlin, từ ngày 1 tháng 4 năm 2022, các công ty từ “các quốc gia thiếu thiện chí” trước tiên nên mở tài khoản đồng rúp tại các ngân hàng của Nga, sau đó thanh toán cho các khoản mua khí đốt của Nga thông qua các tài khoản này. 

Quan Điểm Từ Các Chuyên Gia Phân Tích Về Cuộc Khủng Hoảng Nga-Ukraine 

Dưới đây, chúng tôi đã tập hợp một số phản ứng của các nhà phân tích và quản lý tài sản về cuộc xâm lược Nga-Ukraine, cùng với những hệ lụy kèm theo. 

Nga-Ukraine 3
Dubravko Lakos-bujas, Giám Đốc Chiến Lược Thị Trường Vốn Chủ Sở Hữu, JPMorgan: 

“Trong khi chặng đường của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn chưa có gì là rõ ràng với khả năng biến động của thị trường gia tăng trong ngắn hạn thì chính sách thắt chặt tiền tệ, theo góc nhìn của chúng tôi, vẫn tiềm ẩn rủi ro trọng yếu đối với chứng khoán khi các ngân hàng trung ương luôn cố gắng tăng cường duy trì khả năng lạm phát xuống mức thấp hơn.

“Việc hạn chế quá mức chính sách tiền tệ có thể dẫn đến một chính sách sai lầm hoàn toàn, đặc biệt nếu chu kỳ kinh doanh vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Đồng thời, cuộc khủng hoảng Nga/Ukraine có thể buộc phải đánh giá lại đường lối thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang. Chính điều này có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương bớt thắt chặt lại các chính sách tiền tệ, trong khi các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét đến việc kích thích tài khóa bổ sung.”

Mark Haefele, Giám Đốc Đầu Tư tại UBS Global Wealth Management: 

“Mặc dù chúng tôi tin rằng hãy còn quá sớm để đưa ra đánh giá cuối cùng, rằng các sự kiện hôm thứ Hai có thể sẽ mang ý nghĩa như thế nào đối với diễn biến của sự kiện, chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng trường hợp rủi ro nghiêm trọng mà chúng tôi đã mô tả trước đó – bao gồm giao tranh và việc xuất khẩu năng lượng của Nga bị gián đoạn liên tục – đại diện cho một rủi ro đuôi trong giai đoạn này.”

“Việc phân bổ hàng hóa và năng lượng dự trữ là một lựa chọn hấp dẫn nhằm giúp các nhà đầu tư phòng ngừa các danh mục đầu tư mang tính rủi ro cao. Giá năng lượng có thể sẽ tăng trong bối cảnh leo thang đang bủa vây Ukraine ngay lúc này.  Hoặc cũng sẽ xảy ra nếu những cái đầu lạnh hơn chiếm ưu thế trong trường hợp nhu cầu tăng và nguồn cung bị hạn chế phần nào đó.” 

Charles Henry Monchau, Giám đốc Đầu tư Ngân hàng SYZ tại Geneva: 

“Khả năng cao là căng thẳng sẽ bắt đầu giảm đi phần nào kể từ đây. Tuy nhiên, tình huống xấu nhất (như một xung đột toàn diện) vẫn có thể xảy ra. Do đó, chúng tôi vẫn đang duy trì một số biện pháp bảo vệ tại chỗ (ví dụ: đối với Vàng) và sẽ hạn chế thu nạp các tài sản của Nga trong giai đoạn này (mặc dù chúng đang bắt đầu trông khá hứa hẹn nếu nhìn từ góc độ định giá).”

“Những bước tiến trên không thay đổi định vị danh mục đầu tư hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng thị trường vốn chủ sở hữu và thị trường tín dụng sở hữu nhiều rủi ro từ cuộc chiến chống lạm phát hơn là một cuộc xâm lược tiềm tàng vào Ukraine. Cho đến khi chúng tôi hiểu rõ hơn về triển vọng lạm phát, sự biến động có thể sẽ tiếp tục tăng và chứng khoán có thể phải trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh hơn.”

“Kể từ hồi đầu năm 2022, chúng tôi đã phân bổ tích cực cho thị trường chứng khoán nhưng với một số biện pháp bảo vệ danh mục đầu tư được áp dụng (xem lại tùy chọn bán chênh lệch giá) và mức rủi ro với hàng hóa có giá trị vĩ mô và vàng. Mức độ rủi ro tăng cao trong thời gian gần đây đã dẫn đến mức giảm nhẹ rủi ro đối với danh mục đầu tư (giảm vốn chủ sở hữu từ 3% đến 4% trong danh mục đầu tư cân bằng). Tuy nhiên, chúng tôi đã luôn giữ giá trị chịu rủi ro ở mức tích cực đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.”

Những Ảnh Hưởng Đối Với Các Nhà Giao Dịch Trên Toàn Thế Giới 

Xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt được áp đặt chắc chắn đã ảnh hưởng đến số phận của nhiều sản phẩm thương mại. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những biến động mà thị trường đã trải qua xuyên suốt thời gian khủng hoảng. 

Vàng 
Nga-Ukraine 4

Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, quân đội Nga đã đặt chân đến Mariupol (một thành phố ở miền đông Ukraine) và Odesa (một thành phố ở miền nam Ukraine). Ngay sau khi Ukraine tuyên bố đóng cửa không phận quốc gia, Tổng thống Zelensky cho biết, toàn bộ lãnh thổ Ukraine sẽ luôn trong trạng thái chiến tranh. Theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine, trụ sở của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã bị phá hủy. 

Sau tin này, giá vàng giao ngay nhanh chóng nằm trên ngưỡng $1920/ounce, chạm mức cao mới trong hơn một năm. Vào đêm ngày 24 tháng 2 năm 2022, theo các nhân chứng của Reuters, một vụ nổ đã xảy ra ở Kyiv, thủ đô của Ukraine. 

Sau sự cố này, vàng giao ngay đã tăng ngay lập tức, với mức tăng hơn 3%, đứng ở mốc 1.970 USD, mức cao mới kể từ tháng 11 năm 2020 và cũng là mức tăng 5% trong ngày. 

Tuy nhiên, đà phục hồi đã đảo ngược trong phiên giao dịch của Mỹ. Vào đầu phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm hơn 30 USD trong 15 phút. Sau đó, giá vàng đã giảm xuống dưới mức 1920 tại một thời điểm, giảm $50 so với mức cao hàng ngày. 

Trong vòng chưa đầy một giờ từ 22:30 đến 23:20, đã có bốn giao dịch lớn, với tổng khối lượng giao dịch là 2.4 tỷ USD: 

  • Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lúc 22:33 (GMT+8), 2.804 lô đã được giao dịch ngay lập tức trong vòng một phút, với tổng khối lượng giao dịch là 545 triệu USD.
  • Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lúc 22:41 (GMT+8), 2.590 lô đã được giao dịch ngay lập tức trong vòng một phút, với tổng khối lượng giao dịch là 501 triệu USD. 
  • Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lúc 23:18 (GMT+8), 4.192 lô đã được giao dịch trong vòng một phút, với tổng khối lượng giao dịch là 805 triệu USD. 
  • Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, lúc 23:20 (GMT+8), 3.242 lô đã được giao dịch ngay lập tức trong vòng một phút, với tổng khối lượng giao dịch là 620 triệu đô la. 

Trong lịch sử, các sự kiện chiến tranh thường đi kèm với sự gia tăng giá vàng. Kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ vào đầu tháng Hai, giá vàng quốc tế đã tăng hơn 15% chỉ trong một tháng. 

Do tâm lý ngại rủi ro cao trên thị trường tài chính quốc tế, giá vàng giao ngay đã chạm mức 2073 USD vào ngày 8 tháng 3 năm 2022, chỉ cách 2 USD so với mức cao nhất mọi thời đại của vàng giao ngay ở mức 2075. 

Dầu 
Nga-Ukraine 5

Vào ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, tức ngày 24 tháng 02 năm 2022, giá dầu đã tăng vọt.  Dầu Brent tăng trên 105 USD/thùng, cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2014. 

Dầu thô Brent chuẩn toàn cầu cũng tăng 2.24 USD, tương đương 2.3%, lên mức 99,08 USD/thùng, sau khi chạm mức cao là 105.79 USD. Trong khi đó, dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 71 cent, tương đương 0.8%, lên mức 92.81 USD/thùng, sau khi tăng lên 100.54 USD vào thời điểm trước đó. 

Như vậy, cả dầu thô Brent và WTI đều lần lượt đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 và tháng 7 năm 2014. 

Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy các đồng tiền hàng hóa như đô la Úc (AUD) và đô la New Zealand (NZD) tăng mạnh. 

Vào ngày 02 tháng 03 năm 2022, dầu tăng đột biến khi nguồn cung bị gián đoạn sau các lệnh trừng phạt lên các ngân hàng Nga. Bên cạnh đó, các thương nhân cũng tranh nhau tìm kiếm các nguồn dầu thay thế trong một thị trường vốn đã chật hẹp. 

Giá dầu Brent giao sau tăng hơn 8 USD, chạm đỉnh 113.02 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 6 năm 2014, trước khi giảm xuống mức 111.53 USD, tức tăng thêm 6.56 USD hay 6.3%. 

Giá dầu thô có kỳ hạn trung cấp ở miền Tây Texas (WTI) của Mỹ cũng tăng hơn 8 USD/thùng, chạm mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2013, trước khi bốc hơi để giao dịch với mức tăng 6.39 USD hay 6.2% lên mức 109.80 USD/thùng. 

Nga-Ukraine 6

Trên đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về việc cuộc xâm lược Nga vào Ukraine đang ảnh hưởng như thế nào đến thị trường và các ngành thương mại trên toàn thế giới. Hãy theo dõi những bài đăng tiếp theo của chúng tôi để khám phá các biện pháp trừng phạt Dầu & Khí đốt sẽ ảnh hưởng đến giao dịch của bạn ra sao. 

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm

Thông tin này được gửi tới công chúng chỉ với mục đích thông tin và không nên được coi là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị trên đây đã được chuẩn bị mà không có bất kỳ tham chiếu hoặc xem xét đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính cụ thể nào của người đọc. Bất kỳ tham chiếu nào đến cách thức hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính, chỉ số hoặc một gói sản phẩm đầu tư sẽ không được coi là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả của nó trong tương lai. Doo Prime không đại diện và bảo đảm đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do bất kỳ sự không chính xác và không đầy đủ nào của thông tin được cung cấp. Doo Prime sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào do bất kỳ rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ liên quan đến khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân nào.

Phân TíchIconBrandElement

article-thumbnail

2024-12-23 | Góc Nhìn Chuyên Gia

Chiều Hướng Hawkish từ Fed, Chứng Khoán Mỹ Chịu Áp Lực Điều Chỉnh 

Chứng khoán Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Tuần qua, thị trường đã trải qua mức giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 10, do động thái lưỡng lự trước quyết định lãi suất từ Fed

article-thumbnail

2024-12-19 | Phân Tích

TikTok Bị Cấm: Điều Gì Đã, Đang và Sẽ Xảy Ra? 

Điều gì đã khiến TikTok gặp khó? Lệnh cấm sẽ tác động thế nào đến các thị trường? Ai là “kẻ thắng cuộc cuối cùng” trong cuộc chiến này?

article-thumbnail

2024-12-17 | Góc Nhìn Chuyên Gia

Cột Mốc 1 Nghìn Tỷ USD của Broadcom Đẩy Thị Trường Lên Mức Cao Mới

Chỉ số Nasdaq 100 kéo dài chuỗi thắng lên bốn tuần liên tiếp, được thúc đẩy bởi đà tăng mạnh mẽ của Broadcom Inc., tạo hiệu ứng lan tỏa khắp lĩnh vực bán dẫn.