Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Giữa Bờ Vực Suy Thoái: Tổng Quan, Diễn Biến, Dự Đoán 

2022-10-21 | Suy Thoái Hoa Kỳ ,Suy Thoái Kinh Tế ,Tin Nổi Bật

Khả năng Mỹ đương đầu với nguy cơ suy thoái đã xuất hiện từ khá sớm – vào tháng 3 năm 2022, với dấu hiệu về đường cong lợi suất có thể đảo ngược. Điều này tác động đến nhiều cá nhân vì đường cong lợi suất đảo ngược thường được xem là một chỉ báo cho tình trạng suy thoái. 

Trên thực tế, chúng ta đã chứng kiến đường cong lợi suất đảo ngược vào năm 2019 – trước cuộc suy thoái do đại dịch Covid gây ra vào năm 2020 và vào năm 2007 – trước cuộc Đại suy thoái 2008. 

Ngay lúc này, trong quý 4 năm 2022, tình hình lạm phát mạnh dần tích lũy cùng với động thái tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều dẫn đến khả năng suy thoái tiềm tàng. 

Để biết thêm chi tiết về cuộc suy thoái, mời bạn đọc theo dõi bài viết Những Lo Ngại Về Suy Thoái Của Hoa Kỳ: Tổng Quan, Diễn Biến, Dự Đoán. 

Các CEO Và Nhà Kinh Tế Học Dự Đoán Ra Sao Về Khả Năng Suy Thoái Đang Rình Rập? 

Trong suốt nhiều năm, các nhà đầu tư đã lần lượt đối mặt với nhiều mối lo ngại về kinh tế, trong đó bao gồm chiến tranh, sự tăng trưởng của lạm phát cùng mức lãi suất cao trong nhiều thập kỷ. 

Tại thời điểm này, lạm phát tiếp tục là “đám mây đen” bao trùm lên toàn nền kinh tế Mỹ. Nhằm kiềm chế tình trạng trên, Cục Dự trữ Liên bang đã liên tục áp đặt các đợt tăng lãi suất. Chính điều này đã trực tiếp dẫn đến sự suy giảm về niềm tin của người tiêu dùng và giá trị tiền lương do mức sống đã tăng lên. 

Theo khảo sát mới nhất của Tạp chí Phố Wall với các nhà kinh tế học, nền kinh tế Mỹ đang đi vào lối mòn bởi tình trạng suy thoái nhiều khả năng sẽ tồn tại trong 12 tháng tiếp theo, ở mức 63% – mức cao nhất trong hơn hai năm. 

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, Jamie Dimon – Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase chia sẻ với CNBC rằng sự xảy ra cùng lúc của các vấn đề đang còn tồn đọng có thể gây ra một cuộc suy thoái vào giữa năm tới. Nếu đúng như vậy thì thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với một phen khốn đốn

Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Phản Ứng Ra Sao Trước Bờ Vực Suy Thoái? 

Như đã đề cập, thị trường chứng khoán Mỹ chắc chắn sẽ có những phản ứng nhất định trước nguy cơ suy thoái. Nói cách khác, các nhà đầu tư đang cảm thấy mất dần chỗ đứng trên thị trường. 

Trong giai đoạn này, mức giảm của cổ phiếu đã vượt qua 20% so với mức cao kỷ lục trong năm do lo ngại về lạm phát, mức lãi suất cao cùng khả năng xảy ra suy thoái. Nếu hiểu theo cách thông thường thì những biến động trên đã chuyển dịch bởi một số đoạn dữ liệu kinh tế nhất định, trong đó bao gồm lợi tức của kho bạc và thu nhập. 

Mặc dù thực tế đã chứng minh cổ phiếu chính thức giảm 20%, Jamie Dimon suy đoán rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục giảm thêm 20% nữa so với mức hiện tại. Nếu suy đoán này biến thành sự thật, chỉ số S&P 500 sẽ trở về ngay mức 2,900. 

Trong bảng bên dưới, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp những điểm đáng lưu ý về các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ có hoạt động gần đây. 

Chỉ Số Từ Đầu Năm Đến Nay  
(Điểm) 
Từ Đầu Năm Đến Nay  
(Phần Trăm) 
Mức Giảm Lớn Nhất 
Dow Jones –6,161.25 16.84% Đạt 28,725.51 vào 30/09/2022 
S&P 500 –1,101.40 22.96% Đạt 3,583.07 vào 14/09/2022 
NASDAQ –5,152.29 32.54% Đạt 10,321.39 vào 14/09/2022 

Ghi Nhận Vào 19/10/2022 

Phân Tích Hiệu Suất Của Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Gần Đây 

Vào ngày 13 tháng 9 năm 2022, ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đã lao dốc. Nguyên nhân là bởi thị trường bị bán tháo trên diện rộng sau khi báo cáo lạm phát cao hơn dự kiến được công bố, từ đó khiến thị trường càng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể làm chậm tiến độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những tháng tới. 

Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đều giảm mạnh, chấm dứt chuỗi tăng bốn ngày trước đó, đồng thời ghi nhận mức giảm tỷ lệ phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra tồi tệ nhất. 

Vào ngày 16 tháng 9 năm 2022, chứng khoán Mỹ đóng cửa với mức giảm điểm thấp nhất trong vòng hai tháng, khi FedEx cảnh báo rằng một cuộc suy thoái trên phạm vi toàn cầu sắp sửa xảy ra. Điều này sẽ tiếp tục đẩy các nhà đầu tư vào vùng trú ẩn với những lựa chọn an toàn trong thời điểm cuối của một tuần đầy biến động. 

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2022, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Hoa Kỳ đều chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7, với chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới mức 3.900 – vùng hỗ trợ được theo dõi chặt chẽ. 

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức giảm tỷ lệ phần trăm tháng 9 lớn nhất trong vòng 20 năm, gây giới hạn cho một quý giao dịch đầy biến động với tâm điểm là mức lạm phát cao kỷ lục trong lịch sử, mức lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái. 

Cả ba chỉ số chính đều giảm mạnh, trở về quỹ đạo vốn có bất chấp mức tăng ngắn ngủi ngay từ đầu phiên. Chỉ số S&P 500 và Dow giảm tuần thứ ba liên tiếp, với cả ba chỉ số chính đều giảm trong tháng thứ hai liên tiếp. 

Vào ngày 3 tháng 10 năm 2022, ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đóng cửa với mức tăng hơn 2%, do dữ liệu sản xuất thấp hơn dự kiến đã dẫn đến sự giảm mạnh trong lợi suất trái phiếu của Mỹ. Từ đó, thúc đẩy sự hấp dẫn của cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của quý IV.  

Đồng thời, chứng khoán Mỹ đã giảm ba quý liên tiếp trong một phiên giao dịch bất ổn vào năm nay. Đây được xem là một giai đoạn đặc biệt với hai điểm đáng lưu ý: Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát, vốn đang ở mức cao nhất mọi thời đại & Mức tăng trưởng của nền kinh tế đang chững lại.  

Vào ngày 4 tháng 10 năm 2022, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận mức tăng lớn nhất trong ngày trong vòng hai năm gần đây, sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố ở mức “dễ thở” hơn và đợt tăng lãi suất ở mức thấp hơn dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Úc làm dấy lên hy vọng rằng Fed có thể giảm nhẹ mức thắt chặt lãi suất.  

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2022, chỉ số Nasdaq ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2020. Nguyên nhân là bởi các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về tác động của việc tăng lãi suất. 

Bình Luận Thị Trường: Điều Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo Đối Với Nền Kinh Tế 

Sau khi phân tích hiệu suất của thị trường, hãy cùng theo dõi xem nhà phân tích nội bộ của Doo Prime, James Gomes, người đã làm việc trong ngành tài chính hơn 30 năm, bình luận gì về cuộc suy thoái đang rình rập này. 

Thông thường, lãi suất cao sẽ dẫn đến sự chững lại trong các hoạt động kinh tế. Đây chính xác là những gì mà Cục Dự trữ Liên bang đang kỳ vọng – một sự giảm tốc để điều chỉnh mức lạm phát đang gia tăng. 

Vào thời điểm hiện tại, có thể dự đoán rằng Fed sẽ tiếp tục công cuộc thắt chặt chính sách tiền tệ, với việc tăng 75 điểm cơ bản trong 2 cuộc họp tiếp theo và 50 điểm cơ bản ngay sau đó. 

Với nhiều lời bàn ra tán vào về việc tăng lãi suất cao hơn trong thời gian tới từ các quan chức, rất khó để tình trạng chững lại của nền kinh tế không diễn ra. Liệu điều này có hay không sẽ dẫn đến một suy thoái hoặc một cuộc hạ cánh mềm? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.  

Cách thức thị trường hoạt động trong thời gian gần đây, với một số ngày tăng trưởng mạnh, nhiều người vẫn cho rằng nền kinh tế có thể tiếp thu mức lãi suất cao hơn nữa. Một lý do khác có thể giải thích cho vấn đề này là thị trường hiện đang định giá trong các đợt tăng lãi suất dự kiến của Fed, và những gì chúng ta đã chứng kiến chính là ngưỡng thấp nhất.  

Trong khi đó, các nhà phân tích từ Goldman Sachs, Bank of America, Morgan Stanley và gần đây nhất là JPMorgan đã tiến hành cắt giảm mục tiêu cuối năm cho S&P. 

Với tâm lý suy yếu, lạm phát vẫn đang không “nhúc nhích” và cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng, các nhà phân tích cho rằng thu nhập của doanh nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.  

Trong khi một số người xem đây là một tín hiệu tăng giá, tức là ngay cả một nhà phân tích theo trường phái tăng giá như JPMorgan Marko Kolanovic cũng phải quay đầu với mức giảm giá, thì quan điểm ngược lại cho rằng thị trường đang rất cận kề với mức đáy. 

Có thể đây là một quan điểm chính xác, rằng chúng ta đã gần chạm đáy. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều không đoán định được ở ngoài kia. 

Chúng ta phải xuôi theo những gì chúng ta thật sự chắc, vì hiện tại, chúng ta đều biết rằng Fed sẽ tiếp tục tiến hành các động thái cần thiết. Ngay cả khi Fed lùi bước, tình thế sẽ không xoay chuyển cho đến khi lạm phát giảm xuống mức 2%. 

Với luồng quan điểm trên, chúng ta không nên tự tin quá đà và kỳ vọng rằng thị trường sẽ không bán ra mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. 

Lúc này, lời khuyên của tôi chính là các nhà đầu tư nên hy vọng những điều tích cực nhất sẽ xảy ra, nhưng cũng sẵn sàng trong tâm thế chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất đang rình rập.  

| Về Doo Prime        

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi          

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán          

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFD toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa, Chỉ số Chứng khoán và Quỹ. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 35.000 khách hàng chuyên nghiệp, với hơn 1 triệu lệnh giao dịch được thực hiện mỗi tháng.            

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.             

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.             

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.             

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:            

Điện thoại:            

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199            

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241            

Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415              

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539            

Email:            

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: vn.support@dooprime.com              

Hỗ Trợ Khách Hàng: vn.sales@dooprime.com         

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm     

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

IconBrandElement

IconBrandElement