Hợp Đồng Petrodollar Sắp Hết Hạn?

2024-06-27 | Petrodollar ,Tin Mới Nhất ,Tỷ giá USD ,USD

Gần đây, từ khóa “petrodollar” đang xuất hiện trên khắp các mặt báo và các cuộc thảo luận kinh tế. Chủ đề này đang tạo nên những luồng ý kiến trái chiều về các tác động tiềm tàng của nó. Nguyên nhân là do những tin đồng xoay quay việc Saudi Arabia có thể chấm dứt một thỏa thuận đã kéo dài 50 năm. Đó là hợp đồng Petrodollar, một cam kết mà ở đó Mỹ có thể định giá dầu độc quyền bằng đồng USD. 

Tuy nhiên, tin tức này còn nhiều lỗ hổng. Một số người tin rằng đây chỉ là những tin đồn vô căn cứ, thiếu thỏa đáng. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về nguồn gốc của Hợp đồng Petrodollar và những thách thức về tính ổn định của nó trong thời điểm này. Chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích chi tiết nhất về những diễn biến có thể xảy ra, và về những tác động của nó lên các chính sách kinh tế toàn cầu. 

Các Quan Niệm Sai Lầm Về “Petrodollar” 

Đầu tiên phải nhấn mạnh, Petrodollar không phải là một loại tiền tệ. Từ “petrodollar” đã xuất hiện từ những năm 70, một thập kỷ mang tính quyết định đối với nền kinh tế năng lượng và sự ổn định tiền tệ quốc tế. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ lượng USD mà các nước xuất khẩu dầu thu được khi giao dịch, buôn bán dầu. Dòng tiền này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định tiền tệ và động lực thương mại quốc tế.  

Bối Cảnh Lịch Sử Của Petrodollar 

Sự phát triển của hộ thống petrodollar được thúc đẩy bởi nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và các chiến lược địa chính trong giai đoạn hỗn loạn thập niên 70. Sự ra đời của hệ thống này được xúc tác bởi một vài sự kiện chính như: sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, khủng hoảng dầu mở 1973, và kết quả là một thỏa thuận giữa Mỹ – Saudi. Mỗi một sự kiện đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đảm bảo các nền tảng kinh tế ổn định trong bối cảnh bất ổn toàn cầu. 

  • Sự Sụp Đổ Của Bretton Woods: Được ban hành vào năm 1994, Thỏa Thuận Bretton Woods đặt ra một tỉ giá hối đoái cố định cho tiền tệ của các quốc gia tham gia. Họ đồng thuận lấy đồng USD làm mốc tỉ giá cho các đồng tiền khác và đồng USD lấy tỷ giá cố định là 35 USD/ một ounce vàng. Thỏa thuận này rất hiệu quả sau chiến tranh khi đã nền kinh tế ổn định hơn. Tuy nhiên, nó đã sụp đổ vào năm 1971 khi tổng thống Nixon chấm dứt việc chuyển USD thành Vàng. Từ đó, chúng ta có một kỷ nguyên của tỷ giá hối đoái nổi
  • Khủng hoảng dầu mỏ 1973: Trong chiến tranh YOM Kippur, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập (OAPEC) đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ và các quốc gia khác ủng hộ Israel. Lệnh chấm vận này đã khiến sản lượng và việc xuất khẩu dầu sang quốc gia này bị đình trệ, đẩy giá dầu tăng cao. 
  • Thỏa thuận Mỹ – Saudi: Năm 1974, trong bối cảnh khủng hoảng dầu mỏ leo thang và giá dầu tăng chóng mặt vì lệnh trừng phạt của OPEC, Ả Rập Saudi đã đồng ý sử dụng đồng USD làm đơn vị tiền tệ thanh toán duy nhất. Đổi lại, Mỹ sẽ hỗ trợ về quân đội, trang thiết bị và bảo hộ cho quốc gia này. Thỏa thuận này không chỉ giúp Mỹ tiếp tục duy trì được nguồn cung dầu mỏ, mà còn giúp Mỹ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, tăng khả năng thanh toán nợ toàn cầu. Đổi lại, Ả Rập Xê Út cũng nhận được sự đảm bảo về anh ninh và hỗ trợ kinh về kinh tế, từ đó giúp quốc gai này ổn định hơn, tăng trưởng kinh tế tốt hơn. 

Những Tin Đồn Đến Từ Đâu? 

Vậy, thỏa thuận petrodollar có đang bị đe dọa? 

 Thuật ngữ “petrodollar” gần đây lại trở thành tâm điểm, do những báo cáo về những thay đổi tiềm ẩn trong thỏa thuận giữa Ả Rập Saudi và Mỹ. Các báo cáo này, chủ yếu đến từ các nguồn ở Ấn Độ và các ấn phẩm nhắm vào các nhà đầu tư tiền điện tử, đã leo thang và thúc đẩy phản ứng từ các nhà phân tích kinh tế như Paul Donovan của UBS. 

Hiệp Ước Cột Mốc Năm 1974 

Nguồn ảnh: The New York Times 

Tờ New York Times đưa tin về “Hiệp ước cột mốc” đang được tranh luận vào ngày 8 tháng 6 năm 1974 giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi. Bức ảnh chụp Ngoại trưởng Kissinger và Hoàng tử Fahd Ibn Abdel Aziz, Phó Thủ tướng thứ hai của Ả Rập Saudi và là anh trai cùng cha khác mẹ của Vua Faisal, người đã ký thỏa thuận dài sáu trang tại Blair House, đối diện với Nhà Trắng. 

Trọng tâm của những cuộc tranh cãi gần đây xoay quay hợp đồng Petrodollar nằm ở chính tin tức ở trên. Nhiều người đã trích dẫn và cho rằng tin tức đăng vào tháng 06 năm 1974 là “bằng chứng” cho việc có một thoải thuận petrodollar kéo dài 50 năm.  

Theo thông tin do Paul Donovan cung cấp, đúng là Mỹ và Ả Rập Saudi đã thực sự thành lập Ủy ban chung về hợp tác kinh tế vào năm đó. Mục đích của Ủy ban nhằm tạo điều kiện cho Ả Rập Saudi giải quyết tình trạng thặng dư Đô La đột ngột của mình, bằng cách đầu tư vào tài sải của Mỹ. Vào tháng 07 năm 1974, Ả Rập Saudi cũng đã bí mật đồng ý đầu tư USD có được từ dầu mỏ vào Kho bạc Hoa Kỳ, đây là sự thật chỉ vừa được tiết lộ năm 2016. 

Chính những thỏa thuận này đã khiến nhiều người nghĩ rằng hệ thống petrodollar là một thoải thuận chính thức và cố định kéo dài 50 năm. Tuy nhiên, sự thật là việc giao dịch dầu mở mà không dùng USD chẳng phải hiếm. Vào tháng 01 năm 2023, các quan chức Ả Rập Saudi thừa nhận rằng họ sẵn sàng đàm phán mua bán dầu bằng các loại tiền tệ khác. Theo Donovan, những thay đổi như trên ít gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính. Vì vốn dĩ, đồng riyal của Ả Rập vẫn được cố định tỉ giá với đồng Đô La, và phần lớn tài sản tài chính của quốc gia này cũng được tính bằng đồng Đô La. 

Có thể thấy, bài đăng trên tờ New York Times vào ngày 09/06/1974 đã nêu bật một thỏa thuận kinh tế, quân sự quan trọng được ký vào ngày 08 tháng 06 cùng năm giữa Mỹ và Ả Rập Saudi, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ và một quốc gia Ả Rập cùng đồng thuận về một điều gì đó. Thỏa thuận này được xem là một cốt mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, từ đó thúc đẩy sản xuất dầu mỏ của Saudi và thiết lập một mô hình hợp lý tăng cường hợp tác với các quốc gia Ả Rập khác.  

Mặc dù Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Hoàng tử Fahd bin Abdulaziz xác nhận rằng Ả Rập Saudi sẽ định giá xuất khẩu dầu mở bằng đô la Mỹ, và đầu tư số tiền thặng dư từ dầu mỏ vào trái phiếu khi bạc Mỹ để đổi lấy sự bảo vệ về quân sự của họ, nhưng quan trọng là, không có một thỏa thuận nào ràng buộc quốc gia Trung Đông chỉ được giao dịch dầu bằng USD.  

Hơn nữa, không có hồ sơ chính thức nào cho thấy thỏa thuận này dự định sẽ hết hạn vào ngày 9 tháng 6 năm 2024. Do đó, khó có thể cho rằng những khẳng định gần đây đã xuất hiện liên quan đến thời hạn 50 năm của thỏa thuận petrodollar là đúng. 

Tác Động Lên Đồng Đô La Mỹ 

Nguồn ảnh: CDC 

Dự trữ USD của Saudi đã giảm kể từ năm 2020, cho thấy sự thay đổi chiến lược khỏi đồng đô la. 

Việc Ả Rập Saudi dần chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ để bán dầu, cùng với mối quan hệ kinh tế mới với các quốc gia có truyền thống không thân Mỹ, có thể làm suy yếu vị thế mạnh mẽ của đồng đô la trên toàn cầu. Điều này báo hiệu  về nguy cơ suy yếu của sự thống trị của đồng đô la Mỹ. 

Saudi Arabia Chuyển Dịch Khỏi Đồng Đô La 

Những thay đổi địa chính trị gần đây đã cho ta thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của Ả Rập Saudi đối với hệ thống petrodollar . Vào tháng 01 năm 2023, Bộ trưởng tài chính Ả Rập Saudi đã công khai xác nhận rằng quốc gia này sẵn sàng sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài đồng USD để giao dịch. Đây là sự thay đổi đáng ngạc nhiên so với lập trường của họ hồi 2019. Động thái này đã chấm dứt mọi lời hoài nghi về việc Saudi Arabia có đang dần thoát ly khỏi đồng đô la Mỹ hay không. 

Trong suốt năm 2023, những thay đổi chính sách này trở nên rõ ràng hơn. Vào giữa năm nay, Ả Rập Saudi đã bắt đầu nhập khẩu một lượng lớn dầu nhiên liệu từ Nga, tăng cường quan hệ thương mại giữa họ và dẫn đến việc tăng cường sử dụng các loại tiền tệ không phải đô la, đặc biệt là khi Mỹ cố gắng hạn chế khả năng tiếp cận của Nga vào nền kinh tế dựa trên đồng đô la. Vào tháng 11 năm 2023, Ả Rập Saudi và Trung Quốc đã đẩy mạnh xu hướng này bằng cách ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ để tăng cường sử dụng đồng nội tệ của họ, làm giảm sự thống trị duy nhất của đồng đô la trong thương mại quốc tế. 

Cam Kết Toàn Cầu Và Ngoại Giao 

Mặc dù những sự kiện riêng lẻ này rất đáng chú ý nhưng ý nghĩa đầy đủ của chúng trở nên rõ ràng trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn. Ví dụ, quyết định của Ả Rập Saudi vào tháng 3 năm 2023 về việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Iran thông qua một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian – bất chấp các ưu tiên của Hoa Kỳ – cho thấy một sự thay đổi lớn khỏi các chính sách đối ngoại do Hoa Kỳ lãnh đạo. Mặc dù Mỹ chính thức ca ngợi thỏa thuận này nhưng nó không được Israel đón nhận nồng nhiệt, cho thấy sự chia rẽ về lợi ích trong khu vực. 

Đến tháng 9 năm 2023, các tổ chức nghiên cứu như Stimson đã xác minh rằng việc Ả Rập Xê Út rời xa đồng đô la là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường độc lập ngoại giao với các cường quốc toàn cầu như Trung Quốc và Nga. Điều này cho thấy sự thay đổi hướng tới một cơ cấu quyền lực toàn cầu cân bằng hơn. 

Mối quan hệ được củng cố của Ả Rập Saudi với các quốc gia BRICS và mối quan hệ nguội lạnh của nước này với Mỹ càng được nhấn mạnh bởi quyết định của Thái tử Mohammad bin Salman bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G-7 để ở lại Mecca, mặc dù ông đã đảm bảo rằng ngoại trưởng Nizhny Novgorod của ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nga ngay sau đó. 

Tương Lai Nào Cho Hệ Thống Petrodollar? 

Những diễn biến kể trên không thể ngay lập tức cải tổ cả nền kinh tế, hay thay đổi vị thế của đồng USD đối với các nước Trung Đông. Tuy nhiên, đó là những tín hiệu rõ ràng về sự chuyển dịch chậm rãi, nhưng chắc chắn, của cán cân kiểm soát mà Mỹ vốn đang thống trị. Đây cũng là xu hướng toàn cầu khi mà các quốc gia phải tích cực thích ứng với các biến động địa chính trị để duy trị trạng thái cân bằng, đa dạng và khỏe mạnh của nền kinh tế. 

Đối với Mỹ, đang sẽ là những động thái mà siêu cường này cần quan tâm. Theo thời gian, Hoa Kỳ cần duy trì sự ổn định kinh tế và ảnh hưởng toàn cầu trong một thế giới đa cực như hiện tại. 

Đọc thêm các bài phân tích tài chính của Doo Prime tại đây.


Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.

IconBrandElement

IconBrandElement