Search Mark
Trang chủ / Tin Tức Thị Trường

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 – Là Gì, Diễn Biến Ra Sao Và Tương Lai Như Thế Nào?


Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022

Trước những căng thẳng đang ngày càng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine, việc Cục Dự trữ Liên bang Fed kiên quyết trong vấn đề tăng lãi suất và sự chững lại trong mức thu nhập doanh nghiệp đã dịu lại phần nào. Tình trạng hỗn loạn của thị trường đã tạo tiền đề cho các khoản lỗ lên tới 27% trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay. 

Tổng Quan Về 3 Chỉ Số Chứng Khoán Chính Trong Năm 2022 

Cho đến nay, 2022 được xem là một năm khó khăn và khốc liệt bậc nhất đối với thị trường chứng khoán toàn cầu. Vào đầu năm, thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến tháng đầu tiên kinh hoàng nhất trong năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2009. 

Trong khoảng thời gian này, chỉ số S&P 500, được coi là tiêu chuẩn chính quy định cho hiệu suất chung của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, đã giảm khoảng 5.86% trong tháng 1. Đây là mức giảm hàng tháng lớn nhất cho đến nay kể từ tháng 3 năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. 

Xuyên suốt tháng 4, chỉ số S&P 500 đã giảm 13%, mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng và cũng đánh dấu năm có hiệu suất tồi tệ nhất kể từ năm 1939, thời điểm xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Vào thứ Tư, ngày 19 tháng 5 năm 2022, chỉ số S&P 500 đã công bố mức lỗ lớn nhất trong vòng một ngày kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2020. Chỉ số trên giảm 4%, tương đương với 165.17 điểm, và kết thúc phiên với mức 3,923.68. 

Chỉ số này tiếp tục giảm trong tháng 5 và tính đến thời điểm đóng cửa vào thứ Ba, đã giảm đến 16%, gần chạm ngưỡng 20%. Đây là mốc mà các nhà đầu tư nhận định là dấu hiệu của thị trường giá xuống. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 1

Riêng đối với chỉ số công nghệ Nasdaq 100, giá trị của cổ phiếu này đã giảm 9.52% vào tháng 1 năm 2022, mặc dù đã tăng gần 5% trong cùng ngày và hồi phục trong hai phiên gần đây, với mức tăng gần 6.6%. 

Vào tháng 4, chỉ số Nasdaq Composite đã giảm 13.3%, cho thấy hiệu suất hàng tháng tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Sau đó, vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, chỉ số Nasdaq đã ghi nhận mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Đây được xem là cú đảo ngược lớn nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. 

Sau đó, vào ngày 19 tháng 5 năm 2022, khi cổ phiếu S&P 500 và Dow Jones đánh dấu mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020, chỉ số Nasdaq đã giảm 4.73% xuống còn 11,418.15 điểm. 

Như vậy, chỉ số Nasdaq đã giảm 27% chỉ trong năm nay, giảm từ 30% so với mức đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, chính thức rơi vào thị trường giá xuống. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 2

Tương tự như hai chỉ số đã đề cập, chỉ số Dow 30 đã giảm khoảng 3.97% trong tháng 1. 

Vào ngày 22 tháng 4 năm 2022, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones hứng chịu mức giảm tồi tệ nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng phát. Chỉ số này đã giảm 981.36 điểm, tương đương với mức 2.8%, xuống còn 33,811.40. Vào thời điểm này, chỉ số Dow đang chứng kiến mức giảm 4 tuần liên tiếp và cũng là tuần giảm thứ 9. 

Chứng khoán Mỹ rơi vào ngày đen tối nhất vào ngày 18 tháng 5 năm 2022 khi chỉ số Dow giảm mạnh hơn 1,100 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất trong gần hai năm, thậm chí tiếp tục giảm sâu hơn 400 điểm vào ngày 19 tháng 5 năm 2022, tương đương với 1.36%. 

Điều này cho thấy, chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 đã cùng trải qua mức thua lỗ lớn nhất trong vòng một ngày kể từ tháng 6 năm 2020. Tại thời điểm này, chỉ số Dow Jones đã giảm gần 15% trong năm 2022. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 3
Điều Gì Đã Dẫn Đến Sự Sụp Đổ Của Thị Trường 

Như đã thấy trong dữ liệu bên trên, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm. Và tất nhiên, chuyện gì xảy ra đều có nguyên nhân. 

Các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi các tài sản chứa nhiều rủi ro bởi nhiều nguyên nhân đan xen. Trong số đó, bao gồm mức lạm phát cao dai dẳng, sự chững lại của vấn đề tăng trưởng kinh tế, cuộc chiến ở Ukraine, cú sốc nguồn cung từ Trung Quốc và quan trọng nhất chính là viễn cảnh tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế việc tăng giá tiêu dùng. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 4
Lãi Suất Dự Trữ Liên Bang Tăng 

Trong năm nay, Fed hứa hẹn sẽ đẩy lãi suất lên cao nhằm kiềm chế vấn đề lạm phát đang leo thang. Gần đây nhất, mức lạm phát đã chạm mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như đang lo ngại về viễn cảnh lãi suất tăng cao, và đây là hai lý do chính: 

  1. Mức lãi suất cao hơn có thể dẫn đến khả năng suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ. 
  1. Thúc đẩy các khoản đầu tư khác (như trái phiếu) trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu. 

Trên thực tế, khi Fed tăng mức lãi suất chuẩn, các ngân hàng và người cho vay cũng có xu hướng tăng chi phí đi vay. Thẻ tín dụng, các khoản thế chấp và các khoản nợ khác cũng trở nên đắt đỏ hơn, và những yếu tố này sẽ làm suy giảm nhu cầu và mức chi tiêu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải trả thêm tiền để duy trì hoạt động. 

Trong bối cảnh này, triển vọng về mức lợi nhuận của công ty sẽ bị đe dọa. Điều này làm giảm đi sự hăng hái của các nhà đầu tư đối với việc mua cổ phiếu của các công ty. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 5
Lạm Phát Và Doanh Thu Các Công Ty 

Một số người tham gia thị trường tin rằng việc bán tháo các tài sản rủi ro trên toàn cầu giữa bối cảnh lạm phát gia tăng và mức tăng trưởng chậm lại chỉ mới là màn dạo đầu. 

Việc liên tiếp bán tháo cổ phiếu dường như đã thay đổi cách nhận thức của các nhà đầu tư trên thị trường, khi những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện sau khi kết quả doanh thu hàng quý của các nhà bán lẻ tên tuổi được tung ra, ít nhiều gây nên thất vọng. 

Cổ phiếu của Target đã sụt giảm hơn 25% sau khi công ty này cảnh báo mức chi phí tăng cao, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, đi cùng với tốc độ cổ phiếu giảm đã làm nên ngày tồi tệ nhất của hãng trong vòng 25 năm trở lại đây. 

Walmart đưa ra một triển vọng ảm đạm của công ty do mức lợi nhuận bị sụt giảm bởi mức chi phí tăng, từ đó khiến cổ phiếu giảm 11%. Đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất của hãng kể từ năm 1987. 

Những ví dụ trên đã cho thấy một thực tế, rằng việc lạm phát đang ngày càng gia tăng và xâm nhập vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế Hoa Kỳ. 

“Trong năm qua, các nhà đầu tư, các nhà giao dịch và các nhà dự báo chuyên nghiệp đều giữ thái độ lạc quan rằng mức lạm phát rồi sẽ giảm xuống. Các nhà phân tích cho biết, thị trường vẫn chưa định giá được rằng liệu trong trường hợp xấu nhất đối với nền kinh tế, mức lạm phát không giảm và/hoặc Mỹ sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái”. 

“Toàn bộ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi mức lạm phát mạnh mẽ mà chúng ta đang chứng kiến. Tôi không thấy bất kỳ giải pháp nào cho đến khi giá cổ phiếu bắt đầu phản ánh mức GDP thấp hơn và khả năng tăng trưởng thu nhập thấp hơn trước,” Tom di Galoma, một nhà giao dịch trái phiếu tại Seaport Global Holdings ở Greenwich, Connecticut cho biết. 
 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 6
Những Căng Thẳng Địa Chính Trị Và Tình Trạng Phong Toả Bởi Covid-19 

Lý do về những rủi ro địa chính trị rất khó để định giá trên thị trường chứng khoán, nhưng một số nhà phân tích cho biết căng thẳng leo thang trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã gây ảnh hưởng đến cổ phiếu công nghệ, thậm chí là các thị trường rộng lớn hơn trong nửa cuối tháng 1. 

Lấy một ví dụ, tình trạng hỗn loạn liên quan đến địa chính trị đã gây ra một cú sốc về nguồn cung. Chính điều này đã thúc đẩy sự tăng vọt của giá dầu và các loại hàng hóa khác, đồng thời gây ra những lo ngại cụ thể về nền kinh tế của châu Âu. 

Những yếu tố khác đã gây ra biến động trên thị trường chứng khoán vào thời điểm gần đây. Một trong số đó bao gồm lo ngại về nền kinh tế của Trung Quốc. Các vụ phong toả một số khu vực trong nước nhằm kiểm soát dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở những địa bàn này. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 7

Phân Tích Chuyên Sâu Về Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán & Điều Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo 

Sau khi đã điểm qua môt số sự kiện thực tế, hãy xem nhà phân tích nội bộ của Doo Prime, James Gomes, người đã làm việc trong ngành tài chính hơn 30 năm, nói gì về đợt bán tháo thị trường đang diễn ra trong thời điểm này. 

Việc bán tháo gần đây của thị trường chứng khoán là sự tiếp nối của rủi ro mà chúng ta đã phải trải qua kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang đề cập và đưa ra mức tăng lãi suất là 50 điểm cơ bản. 

Động thái này đã được tiến hành để chống lại môi trường lạm phát đang ngày càng tăng cao ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Mức lạm phát tăng cao được cho là bởi sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế sau đợt phong toả bởi dịch Covid-19, sau đó đã bị cản trở bởi các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 8

Mọi việc trở nên tệ hơn nữa khi cuộc xâm lược vào Ukraine đã khiến giá năng lượng và hàng hóa nằm ở mức khủng hoảng chưa từng thấy trong một thời gian dài. Và bây giờ, chúng ta lại chứng kiến sự phong toả của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng chung của toàn cầu. 

Với tình hình như trên, mức lạm phát sẽ không thể nào giảm xuống trong một sớm một chiều. 

Động thái mới nhất bởi Fed và các bình luận mới nhất của Powell, chỉ xác nhận rằng họ đang có nhiều mối lo ngại và có thể tăng mức lãi suất lên cao nhiều lần hơn dự kiến nhằm giảm bớt mức lạm phát hiện tại. 

Sự Sụp Đổ Của Thị Trường Chứng Khoán Toàn Cầu 2022 9

Ngoài ra, thị trường việc làm trở nên sôi động hơn đã mang lại niềm tin cho Fed rằng họ có thể đón đầu và hành động quyết liệt hơn mà không gây tác động quá nhiều đến nền kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ mới là suy nghĩ. 

Mặt khác, mức doanh thu gần đây của Walmart và Target cho thấy rằng ngay cả những thứ được coi là “cổ phiếu an toàn” cũng không tránh khỏi việc bị tăng chi phí. Như vậy, không có nơi nào để trú ẩn cho các nhà đầu tư. Ngay cả tiền điện tử cũng đang hứng chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Luna. 

Thị trường sẽ còn nhiều biến động trong khoảng thời gian tới cho đến khi chúng ta biết được Fed sẽ hành động ra sao và gây thiệt hại trong mức nào đối với nền kinh tế. 

Trong thời gian chờ đợi những diễn biến, hãy chuẩn bị tinh thần rằng, việc bán tháo vẫn chưa đi đến hồi kết. 

Điều Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo? 

Do sự biến động của chu kỳ thị trường, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một rủi ro cố hữu của nhà đầu tư. Bất kể chỉ số tăng cao có khả năng tăng cao đến mức nào, cũng chỉ có bấy nhiêu chỉ số có thể tăng lên trước khi người bán hành động. 

Tuy nhiên, xu hướng giảm của thị trường không nhất thiết phải dẫn đến sự sụp đổ, miễn là các nhà đầu tư còn giữ được cái đầu lạnh. 

Mặc dù vụ tai nạn này chắc chắn sẽ không phải là vụ cuối cùng mà Hoa Kỳ phải trải qua, nhưng vẫn chưa rõ điều này sẽ kéo dài bao lâu hoặc trước khi chúng ta thấy vụ tiếp theo. 

Mặc dù sự kiện ngoài ý muốn này có thể sẽ không phải là sự kiện bất đắc dĩ cuối cùng mà Hoa Kỳ phải trải qua, chúng ta vẫn chưa ai biết tình trạng hiện tại sẽ tiếp diễn đến bao lâu, hoặc kéo dài như thế nào trước sự bùng nổ của sự kiện tiếp theo. 

Tóm lại, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đang diễn ra vào thời điểm hiện tại đã làm nên một “case study” điển hình, rằng cách thức can thiệp nhanh chóng, phản ứng nhanh nhạy của Liên bang đã có thể giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất nếu thị trường thật sự sụp đổ. 

Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi các bài bình luận thị trường hàng tuầnphân tích hàng ngày của Doo Prime trên DooPrimeNews.com để nắm bắt được tình hình bất ổn của thị trường hiện nay. 

Tuyên Bố Rủi Ro        

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai. Đầu tư vào một số dịch vụ nhất định nên được thực hiện dựa trên mức ký quỹ hoặc đòn bẩy, trong đó những biến động tương đối nhỏ trong giá giao dịch có thể có tác động đáng kể hoặc không tương xứng đến khoản đầu tư của khách hàng. Do đó, khách hàng nên sẵn sàng chịu tổn thất khi sử dụng các phương thức giao dịch trên.    

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.  

[Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm]         

Thông tin trên được cung cấp đến công chúng chỉ với mục đích duy nhất là đưa tin và KHÔNG đóng vai trò là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc lời chào mua hoặc bán bất kỳ sản phẩm tài chính nào. Tài liệu trên được soạn không phải là bản tham khảo hoặc sự cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính cụ thể nào của người đọc. Bất kỳ giá trị nào liên quan đến sự dịch chuyển của một sản phẩm tài chính trong quá khứ sẽ không được coi là chỉ báo đáng tin cậy về dự báo hướng đi của chính sản phẩm tài chính đó trong tương lai. Doo Prime và công ty mẹ, chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như nhà quản lý không đại diện hoặc bảo đảm đối với thông tin được hiển thị. Đồng thời, các chủ thể trên sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như cấp quản lý sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ rủi ro giao dịch, lãi hoặc lỗ phát sinh từ bất kỳ khoản đầu tư nào của cá nhân hoặc khách hàng.   

Chia sẻ với:

Tin Tức Thị Trường

USD Giảm, Thị Trường Chờ Dữ Liệu Việc Làm

USD/JPY giảm xuống mức 143,05 Yên. Trong tuần, đồng Yên đã tăng gần 3% so với đồng Đô La Mỹ. Tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng giảm rõ rệt của đồng USD.

2024-9-6 | Tin Tức Thị Trường

Nikkei 225 Tạo Mẫu Hình Hai Đáy? 

Nikkei 225, chỉ số chính của thị trường Nhật Bản đã trải qua một đợt giảm mạnh vào phiên ngày 04/09 vừa qua. Liệu có tạo hai đáy?

2024-9-5 | Tin Tức Thị Trường

Nvidia Bị Điều Tra, Chứng Khoán Mỹ Giảm 

Chỉ trong 5 ngày giao dịch, Nvidia đã rơi tận 17,7% từ đỉnh gần nhất, xuống mức 108 USD cho mỗi cổ phiếu. Ông vua AI đã mất khoảng 279 tỷ USD vốn hóa.  

2024-9-4 | Tin Tức Thị Trường