Search Mark
Trang chủ / Kiến Thức

Toàn Bộ Về Chính Sách Kích Cầu Kinh Tế Trung Quốc 


Trung Quốc, siêu cường thứ hai thế giới, đang đối mặt với áp lực kinh tế lớn, bao gồm giảm phát, nợ bất động sản và thất nghiệp. Để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng, vào ngày 23/09, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố loạt chính sách kích cầu, trong đó “bơm” 234,6 tỷ nhân dân tệ (33,29 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động thị trường mở. 

Đây là lần đầu tiên kể từ đợt khủng hoảng tài chính 2008, PBOC và chính phủ Trung Quốc mới “mạnh tay” như thế, với mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2024. 

Vậy, loạt chính sách để cứu vãn nền kinh tế Trung Quốc bao gồm những gì? Bằng cách nào? Đặc biệt, liệu các chính sách này có ảnh hưởng đến toàn bộ diễn biến của các thị trường tài chính toàn cầu hay không? Hãy cùng làm rõ qua bài phân tích chuyên sâu này. 

Chính Sách Kích Cầu Kinh Tế Trung Quốc Bao Gồm Những Gì? 

Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến hai thực thể quan trọng: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và chính phủ Trung Quốc. 

PBOC là công cụ chính để chính phủ Trung Quốc thực hiện các chính sách tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc, thông qua các quyết định tài khóa, cùng với PBOC, phối hợp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. 

Hiểu được vai trò của hai thực thể này, hãy cùng xem qua gói kích cầu kinh tế Trung Quốc gần đây có gì. 

“Bơm” Thanh Khoản và Mua Lại Đảo Ngược “Reverse Repo” 

Như đã đề cập ở trên, vào ngày 23/09, PBOC đã tiến hành cung ứng 234,6 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng để duy trì thanh khoản ở mức hợp lý trong quý cuối năm. 

PBOC cũng đã thực hiện thỏa thuận mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày trị giá 160,1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 22,7 tỷ USD) với lãi suất 1,7%. Bên cạn đó, là thỏa thuận tương tự kỳ hạn 14 ngày, tổng trị giá 74,5 tỷ nhân dân tệ với lãi suất 1,85%, thấp hơn so với lãi suất 1,95% trước đây. 

Thông tin thêm, mua lại đảo ngược là một quá trình mà trong đó ngân hàng trung ương mua chứng khoán từ các ngân hàng thương mại thông qua đấu thầu kèm thỏa thuận sẽ bán số chứng khoán này trong tương lai. 

Giảm Lãi Suất và Tỷ Lệ Dự Trữ Bắt Buộc (RRR) 

PBOC đã cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng phải giữ, cho phép họ có thêm vốn để cho vay 

Đồng thời, thống đốc PBOC còn tiết lộ khả năng cắt giảm lãi suất cho vay tham chiếu từ 0,2-0,25%. 

Với hai yếu tố này, hiểu đơn giản là ngân hàng sẽ có thể cho vay nhiều hơn, người đi vay (doanh nghiệp) sẽ được vay với lãi suất thấp hơn. 

Phát Hành Trái Phiếu Chính Phủ Đặc Biệt 

Trung Quốc sẽ phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt trị giá khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 284,43 tỷ USD) trong năm nay. 

Khoản tiền từ trái phiếu đặc biệt sẽ được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo việc làm và khôi phục hoạt động sản xuất trong bối cảnh suy giảm kinh tế. 

Giảm Lãi Suất Vay Thế Chấp Nhà 

Các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản bao gồm giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất trung bình đối với các khoản vay thế chấp nhà và giảm tỉ lệ trả trước tối thiểu xuống 15% đối với tất cả các dạng nhà và một số biện pháp khác. 

Tuy phức tạp, nhưng toàn bộ các chính sách nêu trên đều gói gọn cho hai mục tiêu chính: kích thích tăng trưởng kinh tế (vay và cho vay) và chống lại giảm phát (tăng cung tiền, giảm cung sản xuất). 

Vậy, các tác động của loạt chính sách này là gì? 

Tác Động Trong Nước 

Các chính sách kích cầu kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt khoảng 5% trong năm 2024. Theo biểu đồ ở trên của Statista, GDP của Trung Quốc dự kiến tăng từ 17,662 nghìn tỷ USD năm 2023, lên 18,532.63 nghìn tỷ USD trong năm nay. 

Lạm phát cũng là một yếu tố cần đề cập. Tỉ lệ lạm phát hiện tại ở mức 0,6%. Tăng đều từ sau giai đoạn giảm phát vào cuối năm 2023 đến nay. Tuy nhiên, nếu cung tiền tăng mà sản xuất không theo kịp, giá cả hàng hóa và dịch vụ có thể tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn có thể được hưởng lợi từ chính sách kích cầu. Các biện pháp như giảm lãi suất vay thế chấp và cắt giảm tỷ lệ trả trước sẽ giúp ổn định giá bất động sản.

Tuy nhiên, các đợt giảm lãi suất cho vay thế chấp nhà trước đây của Trung Quốc chủ yếu có lợi cho người mua mới, trong khi người vay mua nhà từ trước vẫn phải chịu mức lãi suất cao. Dư nợ các khoản vay thế chấp nhà ở Trung Quốc vào thời điểm cuối tháng 6 năm nay là 37,79 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 5,3 nghìn tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất gần 3 năm. 

Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nội địa, các chính sách kích cầu của Trung Quốc cũng có tác động rõ rệt đến thị trường tài chính toàn cầu. 

Gói Kích Cầu Kinh Tế Trung Quốc và Các Tác Động Toàn Cầu 

Trên thực tế, là một nhà đầu tư trên thị trường toàn cầu, hẳn bạn sẽ quan tâm nhiều hơn tới tác động của những chính sách này đến chính danh mục của mình. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề đó. 

Ảnh Hưởng Đến Các Cặp Tiền Tệ 

Nhìn chung, tác động của các gói kích thích hiện tại lên sức mạnh của đồng CNY rất thú vị. Bởi theo lẽ thường, khi cung tiền trong thị trường tăng lên, đồng tiền đó sẽ có thiên hướng yếu đi. Tuy nhiên trong trường hợp này, CNY lại có hiệu suất rất tốt. 

Cụ thể, CNY/USD đang giao dịch ở mốc 0.1425-0.1426, tạo đỉnh cao nhất trong vòng 18 tháng qua. Kể từ ngày 23/09, chỉ số này đã tăng khoảng 0,6%.  Tại sao? 

Có thể nói, kỳ vọng về mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã và đang tạm thời loại bỏ đi những lo ngại về thặng dự cung tiền. Với một nền kinh tế được kích thích bởi lãi suất, chính sách hỗ trợ thị trường và ngân hàng, nhiều nhà đầu tư đang đặt niềm tin vào khả năng phục hồi của cường quốc kinh tế số hai thế giới. 

Song song,các loại tiền tệ nhạy cảm với Trung Quốc như đồng euro, đô la Úc và đồng ringgit Malaysia đã tăng vọt lên mức cao nhất trong ba năm. Đặc biệt khi đặt trong bối cảnh USD đang chịu nhiều áp lực từ Fed và thiên hướng đầu tư vào các đồng tiền mang tính chu kỳ. 

Biểu đồ dưới đây là hiệu suất của CNY với EUR, USD và AUD. 

Tác Động Thương Mại và Quan Hệ Quốc Tế 

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Âu phần lớn nằm ở nhóm ngành tài nguyên cơ bản (basic resources). Theo dữ liệu từ Reuters, trong năm nay, tình hình kinh tế yếu kém của Trung Quốc đã khiến STOXX Basic Resources có hiệu suất tồi tệ nhất trong tất cả nhóm ngành, rơi vào khoảng -9,83%. 

Và ngay sau khi Trung Quốc công bố chiến lược của mình, cổ phiếu thuộc nhóm ngành này tại châu Âu đã tăng tốt. Cụ thể, STXE 600 BSRS PR INDEX đạt đỉnh mới tại mốc 580 sau khi chạm đáy hồi đầu tháng 09. Trong khi đó, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu (.STOXX), đóng cửa ở mức 528,05 điểm vào ngày 23/09, mức cao nhất mọi thời đại. 

Các Chuyên Gia Nói Gì?  

Giám đốc điều hành tại cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tại Trung Quốc, cho rằng sau khi PBOC công bố cắt giảm lãi suất, tâm lý thị trường đã thay đổi đáng kể và niềm tin về sự tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện. 
Song, ông cũng chỉ ra rằng việc nới lỏng tiền tệ vẫn đòi hỏi phải có biện pháp kích thích tài khóa để đạt được hiệu quả mở rộng tín dụng và đưa tiền vào nền kinh tế thực. Chuyên gia cho rằng nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc cần nhiều hơn các động thái như vậy để thúc đẩy tăng trưởng. 

“Đòn bẩy cao khiến doanh nghiệp và các hộ gia đình Trung Quốc không sẵn lòng vay thêm. Điều này cũng khiến tác dụng của chính sách tiền tệ nới lỏng bị suy yếu”, đại diện Fitch Ratings tại Trung Quốc chia sẻ với China Daily. 

Rút Ra Được Gì Từ Gói Kích Cầu Kinh Tế Trung Quốc 

Chúng ta có thể thấy được một số thông tin quan trọng sau. 

Chính sách của Trung Quốc khác với các nước khác: 

  • Quy mô và Tính chất: Trung Quốc thường áp dụng các gói kích cầu lớn, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp cho các ngành sản xuất. Trong khi đó, nhiều nước phát triển, như Mỹ hoặc EU, có xu hướng thực hiện các biện pháp tài khóa và tiền tệ linh hoạt, bao gồm cắt giảm lãi suất và hỗ trợ tiêu dùng. 
  • Tác động: Chính sách của Trung Quốc chủ yếu nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, trong khi các nước khác có thể tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. 
  • Mục tiêu: Trung Quốc có xu hướng hướng đến sự phục hồi nhanh chóng trong ngắn hạn, trong khi các nước khác có thể cân nhắc lâu dài hơn để cải cách cơ cấu và bền vững. 
  • Tính linh hoạt: Một số quốc gia, như Nhật Bản, đã áp dụng các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, trong khi Trung Quốc có xu hướng giữ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tỷ giá hối đoái và tín dụng. 

Ảnh Hưởng Của Các Chính Sách Vĩ Mô 

Đầu tiên, có thể thấy rằng, việc tung thanh khoản vào thị trường không lập tức tạo ra sự dư thừa cung tiền. Mà ngược lại, nhà đầu tư ngày càng tập trung hơn vào vấn đề tăng trưởng kinh tế. Một khi mục đích của một chính sách tốt, tâm lý nhà đầu tư vững, thì việc hiệu suất đồng tiền của quốc gia đó cũng ổn định. 

Thứ hai, USD sẽ vẫn đóng vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới, đồng nhân dân tệ sẽ khó bắt kịp. Mặc dù Fed vừa hạ lãi suất và thông báo về định hướng nới lỏng tiền tệ, nhưng với việc triển vọng kinh tế Trung Quốc vẫn cần nhiều động lực hơn nữa, USD vẫn thể hiện vượt trội. Tuy nhiên, cần theo dõi thêm vì các tín hiệu suy thoái đã dần lộ rõ, như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước

Thứ ba, chính sách của một cường quốc sẽ có thể gây các ảnh hưởng liên đới đến các thị trường. Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập đền khu vực Euro, ngành sản xuất và khai thác vật liệu, thị trường tiền tệ, và trên thực tế còn là các vấn đề về cán cân xuất – nhập khẩu mà có thể sẽ được chúng tôi khai thác trong bài viết tiếp theo. 

Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng theo dõi những thông tin vĩ mô, vì nó có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới danh mục mà bạn đang nắm giữ. Và đừng quên theo dõi Doo Prime để nắm bắt các thông tin một các tức thời nhất. 


Risk Disclosure:    

Securities, Futures, CFDs and other financial products involve high risks due to the fluctuation in the value and prices of the underlying financial instruments. Due to the adverse and unpredictable market movements, large losses exceeding your initial investment could incur within a short period of time.    

Please make sure you fully understand the risks of trading with the respective financial instrument before engaging in any transactions with us. You should seek independent professional advice if you do not understand the risks explained herein.   

Disclaimer:    

This information contained in this blog is for general reference only and is not intended as investment advice, a recommendation, an offer, or an invitation to buy or sell any financial instruments. It does not consider any specific recipient’s investment objectives or financial situation. Past performance references are not reliable indicators of future performance. Doo Prime and its affiliates make no representations or warranties about the accuracy or completeness of this information and accept no liability for any losses or damages resulting from its use or from any investments made based on it. 

Chia sẻ với:

Kiến Thức

Bão Milton Đe Dọa Ngành Công Nghiệp Mỹ 

Milton và Helene, những cơn bão có sức tàn phá kinh hoàng đã đem lại cho Mỹ nhiều tổn thất nặng nề. Đặc biệt là cơn bão Milton.

2024-10-17 | Kiến Thức

Bitcoin Sẽ Chạm Mốc 100k?  Lý Do Bầu Cử Mỹ Sẽ Là Chất Xúc Tác Mạnh Nhất 

Với việc chuyển dịch các chính sách thuận lợi và thanh khoản thị trường tăng, cơn bão số mang tên Bitcoin sẽ tiếp tục tăng cao. 

2024-10-10 | Kiến Thức

Toàn Bộ Về Chính Sách Kích Cầu Kinh Tế Trung Quốc 

Đây là lần đầu tiên kể từ đợt khủng hoảng tài chính 2008, PBOC và chính phủ Trung Quốc mới “mạnh tay” như thế, với mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2024. 

2024-10-4 | Kiến Thức